Ngày đăng tin : 29/08/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thí điểm tổ chức đưa phạm nhân lao động ngoài trại giam
Đây là nội dung chính của Nghị quyết 54/2022/QH15 được Quốc hội thông qua ngày 16/6/2022.
Theo Nghị quyết 54, mô hình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam được thực hiện như sau:
* Về nguyên tắc:
- Bảo đảm an ninh, an toàn trong quá trình tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề; phục vụ hiệu quả công tác giáo dục cải tạo, tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân; tạo điều kiện giúp phạm nhân tìm kiếm việc làm sau khi ra tù.
- Phạm nhân tham gia hoạt động này phải trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, được trả một phần công lao động.
- Thu nhập của tổ chức hợp tác với trại giam có được từ kết quả lao động, hướng nghiệp, học nghề của phạm nhân trong thời gian thí điểm sẽ được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Ngành, nghề tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam phải là ngành, nghề sản xuất hàng hóa tiêu thụ trong nước.
* Đối tượng phạm nhân không được đưa đi lao động, hướng nghiệp, dạy nghề ngoài trại giam: Phạm nhân phạm tội về xâm phạm an ninh quốc gia, phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh; phạm nhân tái phạm nguy hiểm; phạm nhân dưới 18 tuổi; phạm nhân từ đủ 60 tuổi trở lên;…
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/9/2022 và được thực hiện trong 05 năm.
2. Công nhân sửa chữa đường ống khí được nghỉ chuyển phiên đến 7 ngày
Có hiệu lực từ ngày 09/9/2022, Thông tư 12/2022/TT-BCT đã hướng dẫn cụ thể về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí.
Theo Điều 4 Thông tư 12/2022/TT-BCT, người lao động làm các công việc trên được bố trí làm việc theo ca và phiên làm việc như sau:
- Ca làm việc không quá 12 giờ/ngày.
- Phiên làm việc tối đa là 07 ngày.
Sau mỗi phiên làm việc, người lao động làm việc theo phiên được bố trí nghỉ liên tục với số ngày nghỉ bằng với số ngày làm việc trong phiên làm việc trước đó.
Như vậy, nếu làm việc theo phiên 07 ngày, người lao động làm công việc vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đường ống phân phối khí và các công trình khí sẽ được nghỉ liên tục 07 ngày.
3. Hạn cuối trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp là 10/9
Nhằm tiếp tục chi trả tiền hỗ trợ Covid-19 từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp cho những người lao động thuộc đối tượng hưởng trợ cấp theo Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 mà đã nộp hồ sơ đúng hạn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 24/2022/UBTVQH15.
Theo đó, số tiền được dùng để chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động lần này được dự tính khoảng 1.155 tỷ đồng lấy từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2021.
Tuy nhiên, lần này hỗ trợ này chỉ dành cho những người lao động có đóng bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30/9/2021 hoặc đã dừng đóng bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 01/01/2020 đến ngày 30/9/2021 mà có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu, đồng thời đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp đúng hạn mà chưa nhận hoặc chưa nhận đủ tiền trợ cấp trước đó.
Hạn cuối hoàn thành việc chi trả hỗ trợ cho người lao động theo Nghị quyết 24 là ngày 10/9/2022.
4. Tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp
Tháng 9 này cũng là tháng cuối doanh nghiệp được miễn đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp. Bởi theo Nghị quyết 116/NQ-CP năm 2021 và Quyết định 28/2021/QĐ-TTg, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 được giảm mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp từ 1% xuống bằng 0%.
Thời gian doanh nghiệp được hỗ trợ theo chính sách này là 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022.
Điều này đồng nghĩa rằng, sang đến tháng 10/2022, doanh nghiệp sẽ phải quay lại mức đóng quỹ bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !