Ngày đăng tin : 16/12/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Không được chấm dứt hợp đồng khi hết hạn nếu NLĐ đang trong nhiệm kì
Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn. Tuy nhiên quy định này lại loại trừ trường hợp người lao động là lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Trong đó, khoản 3 Điều 3 Bộ luật này cũng giải thích về tổ đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, công đoàn tại doanh nghiệp cũng là một tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở. Do đó, người lao động là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Lúc này, theo quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã ký cho đến hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn của người lao động.
Và để gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp và người lao động phải tiến hành ký hợp đồng lao động mới chứ không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động bằng phụ lục (theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019).
Hợp đồng mới được ký phải có thời hạn tối thiểu đến khi người lao động hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp.
Trường hợp không gia hạn hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kì mà hết hạn hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải phức tạp hơn
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay sa thải người lao động một cách hợp pháp thì người sử dụng lao động đều phải có lý do và đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với đối tượng lao động là cán bộ công đoàn thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải họ sẽ phức tạp hơn so với người lao động thông thường.
Ngoài việc phải có lý do chính đáng được pháp luật quy định và phải thực hiện thủ tục báo trước (trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) hoặc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động (trường hợp sa thải người lao động), theo khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp còn phải lập văn bản thỏa thuận với ban lãnh đạo của công đoàn doanh nghiệp.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phải chờ 30 ngày sau, phía doanh nghiệp mới được quyền ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.
Tuy nhiên, nếu không tiến hành thỏa thuận hoặc báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi không thỏa thuận được với ban lãnh đạo công đoàn tại doanh nghiệp mà vẫn tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là cán bộ công đoàn thì doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Kéo theo đó, doanh nghiệp không chỉ phải nhận lại người lao động trở lại làm việc, bồi thường cho người đó mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng về một trong các hành vi sau đây:
- Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không thỏa thuận được (điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở (điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !