Ngày đăng tin : 28/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kê khai thuế TNCN từ chuyển nhượng vốn
Chuyển nhượng vốn là một hoạt động mang về thu nhập cho các cá nhân. Đây là khoản thu nhập có thể phải nộp thuế TNCN. Nếu không thuộc các trường hợp được miễn thuế. Việc kê khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn là điều cần thiết để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế được chính xác và nhanh chóng nhất.
1. Kỳ kê khai thuế TNCN đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn
Đối với cá nhân cư trú và làm việc tại Việt Nam: Kỳ tính thuế TNCN được xác định theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động đầu tư vốn. Thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn. Thu nhập từ việc chuyển nhượng tài sản là bất động sản,… Như vậy, ngay sau từng lần thực hiện hành vi chuyển nhượng vốn. Các cá nhân cư trú sẽ có nghĩa vụ kê khai tính thuế thu nhập cá nhân
Thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân đúng kỳ tính thuế
Đối với cá nhân không cư trú, kỳ tính thuế TNCN với các khoản thu nhập phát sinh từ chuyển nhượng vốn. Được tính theo từng lần phát sinh thu nhập. Nghĩa là khi có thu nhập, cá nhân phải thực hiện ngay nghĩa vụ kê khai nộp thuế TNCN theo quy định.
2. Nguyên tắc áp dụng trong việc khai thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng vốn
Các cá nhân cư trú thực hiện chuyển nhượng vốn góp. Phải tiến hành khai thuế theo từng lần chuyển nhượng mà không phân biệt có hay không phát sinh khoản thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Các cá nhân không cư trú có được thu nhập từ việc chuyển nhượng vốn góp tại Việt Nam. Không phải thực hiện khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế mà các tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng vốn. Sẽ thực hiện khấu trừ thuế TNCN và khai thuế theo quy định của pháp luật. Trường hợp bên nhận chuyển nhượng vốn là cá nhân thì cá nhân đó chỉ khai thuế theo từng lần phát sinh thu nhập. Mà không khai quyết toán thuế đối với các nghĩa vụ được khấu trừ.
Trường hợp doanh nghiệp mà cá nhân chuyển nhượng vốn góp nộp thuế thay cho cá nhân đó. Thì doanh nghiệp tiến hành khai thay hồ sơ khai thuế cho cá nhân. Doanh nghiệp phải ghi thêm cụm từ Khai thay vào phần trước Người nộp thuế hoặc Đại diện hợp pháp của người nộp thuế. Sau đó phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu của doanh nghiệp. Trên các hồ sơ tính thuế, chứng từ thu thuế có liên quan vẫn phải thể hiện người nộp thuế chính là cá nhân thực hiện chuyển nhượng vốn góp.
Cách kê khai thuế TNCN
3. Hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân
Cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp. Tiến hành khai thuế với hồ sơ bao gồm các tài liệu sau:
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Theo mẫu số 12/KK-TNCN ban hành kèm theo Thông tư số 185/2013/TT-BTC.
– Bản chụp của Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp.
– Các tài liệu hỗ trợ việc xác định trị giá vốn góp theo sổ sách kế toán, hợp đồng mua lại phần vốn góp…
– Bản chụp các chứng từ có liên quan chứng minh các chi phí liên quan đến việc xác định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp và cá nhân ký cam kết chịu trách nhiệm vào bản chụp đó.
Trên đây là các quy định về khai thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng vốn. Để nắm rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến thuế thu nhập cá nhân. Quý vị hãy liên hệ Kế toán Việt Hưng – đơn vị uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu hiện nay. Kế toán Việt Hưng sẽ hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của quý vị trong thời gian sớm nhất.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !