Ngày đăng tin : 19/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
* Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm:
Căn cứ khoản 1 Điều 66 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp này có thể áp dụng công thức tính sau:
Số ngày phép | = | ( | Số ngày nghỉ phép khi làm đủ năm | + | Số ngày phép thâm niên (nếu có) | ) | : 12 | x | Số tháng làm việc thực tế |
Trường hợp người lao động không nghỉ hết số ngày phép nói trên thì sẽ được giải quyết quyền lợi như sau:
- Trường hợp không nghỉ hết phép năm do thôi việc, bị mất việc làm:
Căn cứ khoản 3 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, trường hợp này người lao động sẽ được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ.
- Trường hợp không nghỉ hết phép năm do chưa có nhu cầu nghỉ mà vẫn muốn tiếp tục làm việc:
Trường hợp này, người sử dụng lao động không thực hiện thanh toán tiền lương cho những ngày phép chưa nghỉ. Do đó, người lao động nên tận dụng tối đa số ngày phép mà mình được hưởng trước khi hết năm.
Ngoài việc nghỉ dồn phép dịp cuối năm, các bên có thể thỏa thuận để nghỉ gộp phép của năm trước vào năm sau. Bởi theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm/lần.
Như vậy, người lao động chưa nghỉ hết phép năm do không có nhu cầu nghỉ nhiều thì sẽ không được thanh toán tiền phép dịp cuối năm nhưng pháp luật cũng có phép được thỏa thuận với công ty để nghỉ gộp phép dư sang năm sau.
Công ty buộc nhân viên nghỉ làm để thanh lý phép, có đúng luật?
Theo khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động. Lịch nghỉ này phải được thông báo cho người lao động biết trước khi đưa vào thực hiện.
Trên thực tế, để tạo sự điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc nghỉ phép, lịch nghỉ phép năm thường được linh động theo nhu cầu của người lao động làm việc tại công ty.
Tuy nhiên, để tránh dồn quá nhiều phép vào cuối năm, công ty sẽ yêu cầu người lao động phải bố trí để nghỉ bớt số ngày phép trong năm để không ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, kinh doanh của công ty.
Theo quy định, công ty phải ban hành lịch nghỉ hằng năm sau đó mới được yêu cầu người lao động nghỉ theo đúng thời gian nghỉ đã thông báo. Trường hợp không ban hành lịch nghỉ hằng năm mà buộc người lao động phải nghỉ làm để thanh lý phép thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định về nghỉ hằng năm.
Hành vi này có thể khiến cho người sử dụng lao động là cá nhân bị xử phạt hành chính từ 10 - 20 triệu đồng, trường hợp tổ chức vi phạm còn bị phạt gấp đôi với số tiền từ 20 - 40 triệu đồng (theo khoản 2 Điều 18 và khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Mặc dù công ty không có quyền buộc nhân viên nghỉ việc để thanh lý hết phép năm còn dư khi không ban hành lịch nghỉ hằng năm nhưng để đảm bảo quyền lợi về nghỉ phép, nếu thấy yêu cầu của công ty hợp lý, người lao động cũng nên chủ động thực hiện.
Bởi theo Bộ luật Lao động năm 2019, nếu không nghỉ hết phép năm, người lao động không còn được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
Kết thúc năm mà không nghỉ hết, đồng thời cũng không có thỏa thuận nghỉ gộp phép sang năm sau thì người lao động có thể bị xóa phép của năm trước. Đây sẽ là một thiệt thòi rất lớn đối với người lao động.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đề xuất quy định mới về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp Tại khoản 1 Điều 95 Dự thảo Luật Việc làm mới nhất quy định như sau: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, dự thảo mới đã đề xuất mức hưởng trợ cấp hằng tháng không còn quy định mức tối đa là không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định như hiện hành nữa mà quy định chung đối với tất cả người lao động là: “tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ công bố tại tháng cuối cùng đóng bảo hiểm thất nghiệp”
Ngày 18/12/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 158/2024/NĐ-CP quy định về hoạt động vận tải đường bộ. Theo đó, điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định tại Điều 13 Nghị định 158/2024/NĐ-CP như sau: - Xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách phải thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hợp pháp theo hợp đồng thuê phương tiện bằng văn bản của đơn vị kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô với tổ chức, cá nhân hoặc hợp đồng hợp tác kinh doanh theo quy định của pháp luật. Trường hợp xe đăng ký thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã phải có hợp đồng dịch vụ giữa thành viên với hợp tác xã, trong đó quy định hợp tác xã có quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ quản lý, sử dụng, điều hành xe ô tô thuộc sở hữu của thành viên hợp tác xã.
Đây là một trong những nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tài chính thực hiện tại Công điện 137/CĐ-TTg về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Theo đó, để thực hiện cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 (nhất là chỉ tiêu tăng trưởng GDP) và kế hoạch 5 năm 2021-2025, tại Công điện 137/CĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: * Đối với Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao - Tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính – ngân sách nhà nước; quản lý chặc chẽ thu, chi ngân sách nhà nước; bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu và chống thất thu thuế, nhất là thu tiền sử dụng đất, kinh doanh thương mại điện tử, qua nền tảng số;
5 trường hợp được hưởng 100% BHYT từ ngày 01/7/2025 Khoản 17 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2024 sửa đổi Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, mức hưởng bảo hiểm y tế của người tham gia bảo hiểm y tế Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: (1) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h, i, o, r và s khoản 3 Điều 12 của Luật này, gồm: - Sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp đang tại ngũ; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ và sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !