Ngày đăng tin : 04/08/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bỏ sót hóa đơn đầu vào kê khai tại kỳ phát sinh hay kỳ hiện tại?
Về nguyên tắc, khi phát hiện bỏ sót hóa đơn đầu vào thì thực hiện kê khai bổ sung tại kỳ khai thuế phát sinh hóa đơn (xác định theo ngày hóa đơn) ngoại trừ trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng/giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (chỉ tiêu [43] trên tờ khai) thì phải kê khai vào kỳ hiện tại.
Cụ thể, điểm đ khoản 1 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định:
[…] đ) Thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó. Trường hợp cơ sở kinh doanh phát hiện số thuế giá trị gia tăng đầu vào khi kê khai, khấu trừ bị sai sót thì được kê khai, khấu trừ bổ sung trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế. […]
Đồng thời, điểm g khoản 1 Điều 9 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP và khoản 8 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC cũng hướng dẫn thuế giá trị gia tăng đầu vào phát sinh trong kỳ nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của kỳ đó.
Như vậy, nguyên tắc chung của kê khai thuế GTGT đầu vào là kê khai vào tháng phát sinh (tức tháng mà hóa đơn được lập – xác định theo ngày hóa đơn).
Bên cạnh đó khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 quy định:
1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
Đồng thời, khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn:
[…] 4. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
a) Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế thì chỉ phải nộp Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan, không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Trường hợp chưa nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế của tháng, quý có sai, sót, đồng thời tổng hợp số liệu khai bổ sung vào hồ sơ khai quyết toán thuế năm.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm; riêng trường hợp khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công thì đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Như vậy, nếu hồ sơ khai thuế có sai, sót thì khai bổ sung cho chính hồ sơ có sai, sót đó tức là kê khai bổ sung vào kỳ khai thuế phát sinh hóa đơn.
Tuy nhiên, riêng trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (chỉ tiêu [43] trên tờ khai) thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại.
Có thể hiểu, khi chỉ tiêu [43] của kỳ sai sót bằng 0 thì kê khai bổ sung tại kỳ phát sinh hóa đơn còn khi chỉ tiêu [43] dương thì kê khai tại kỳ hiện tại.
Lưu ý: Trường hợp khai bổ sung không làm thay đổi nghĩa vụ thuế (ví dụ hoá đơn đầu vào của tài sản cố định mà thuế giá trị gia tăng phải hạch toán vào nguyên giá như máy móc thiết bị của tổ chức tín dụng) thì không phải nộp Tờ khai bổ sung.
Cách tra cứu toàn bộ hóa đơn đầu vào
Để hạn chế bỏ sót hóa đơn đầu vào, doanh nghiệp có thể tra cứu hóa đơn đầu vào như sau:
- Bước 1: Truy cập website https://hoadondientu.gdt.gov.vn
- Bước 2: Đăng nhập hệ thống tra cứu hóa đơn điện tử bằng tên đăng nhập (mã số thuế công ty) và mật khẩu đã được cung cấp
- Bước 3: Chọn mục “Tra cứu” => “Tra cứu hóa đơn”
- Bước 4: Chọn tab “Tra cứu hóa đơn điện tử mua vào”
- Bước 5: Nhập dữ vào ô “Ngày lập hóa đơn” theo khoảng thời gian muốn tra cứu (Thời hạn tra cứu tối đa là 31 ngày, nếu muốn tra cứu của nhiều tháng thì phải tra cứu nhiều lần)
- Bước 6: Chọn: “Kết quả kiểm tra” - Tra cứu lần lượt 2 mục trong kết quả kiểm tra đó là: “Đã cấp mã hóa đơn” và “Tổng cục thuế đã nhận không mã” (để tra cứu được cả hóa đơn có mã và không mã của cơ quan thuế) => Tìm kiếm
- Bước 7: Hệ thống sẽ trả về các hóa đơn đầu vào có mã/không mã của doanh nghiệp trong khoảng thời gian do bạn chọn.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh? Trước việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp, rất nhiều người lo lắng doanh nghiệp có phải đổi Giấy đăng ký kinh doanh sau khi sáp nhập tỉnh thành không. Để trả lời cho vấn đề này, Bộ Tài chính đã có Công văn 4370/BTC-DNTN hướng dẫn công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính.
Công văn 4370/BTC-DNTN 2025 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về công tác đăng ký kinh doanh trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính. Theo Công văn 4370/BTC-DNTN 2025, trong trường hợp có thay đổi địa giới hành chính, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác sẽ không phải đăng ký thay đổi thông tin địa chỉ kinh doanh do sự thay đổi về địa giới hành chính. Cụ thể: (1)Tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận đã cấp: Các tổ chức, cá nhân kinh doanh (doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, tổ hợp tác) sẽ tiếp tục sử dụng các loại GCN đã được cấp trước đó, dù có thay đổi địa giới hành chính gồm:
1. Điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất thế nào? Khoản 1 Điều 27 Luật Đất đai 2024 đã nhấn mạnh người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định. Theo đó, khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định điều kiện cho thuê quyền sử dụng đất như sau: - Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Đất không có tranh chấp; - Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện phép khác để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất. - Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật. Như vậy, người sử dụng đất được phép cho thuê đất nếu quyền sử dụng đất đấp ứng các điều kiện nêu trên.
1. Người từ 75 tuổi không có lương hưu được hưởng trợ cấp nào từ 01/7? Theo khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, từ ngày 01/7/2025, những người từ đủ 75 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí nếu có đơn đề nghị hưởng trợ cấp. Cụ thể: Điều 21. Đối tượng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội 1. Công dân Việt Nam được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Từ đủ 75 tuổi trở lên; b) Không hưởng lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, trừ trường hợp khác theo quy định của Chính phủ; c) Có văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hưu trí xã hội.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !