Ngày đăng tin : 06/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con là gì?
Theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được giải quyết hưởng chế độ thai sản khi sinh con nếu đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
- Trường hợp thông thường: Lao động nữ phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Trường hợp lao động nữ trong quá trình mang thai từng phải nghỉ dưỡng thai theo chỉ định của bác sĩ: Lao động nữ có quá trình phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên, đồng thời có thời gian đóng bảo hiểm xã buộc từ từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
Lưu ý: Dù vẫn còn đang đi làm hay đã nghỉ việc trước sinh, người lao động vẫn có cơ hội được hưởng chế độ thai sản, miễn sao đáp ứng đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu để hưởng chế độ thai sản.
Sau này, khi làm thủ tục hưởng, người lao động còn đi làm nộp hồ sơ cho công ty để làm chế độ thai sản; còn người lao động đã nghỉ việc trước sinh tự nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm nơi cư trú để được giải quyết chế độ.
2. Bầu 2 tháng nghỉ việc có được hưởng thai sản khi sinh con?
Để biết chính xác trường hợp bầu 02 tháng nghỉ việc có được hưởng thai sản không cần dựa trên thời gian người lao động sinh con và thời gian người đó đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
- Trường hợp con sinh ra đủ tháng (tức khoảng 09 tháng 10 ngày):
Người lao động bầu 02 tháng xong nghỉ việc chỉ được hưởng chế độ thai sản thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền.
(2) Phải có quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên.
(3) Trong vòng 12 tháng trước khi sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên.
- Trường hợp con sinh ra thiếu tháng (không đủ 09 tháng 10 ngày):
Người lao động bầu 02 tháng xong nghỉ việc được hưởng chế độ thai sản nếu thuộc một trong 02 trường hợp sau:
(1) Người lao động đã đóng bắt buộc liên tục từ trước khi mang thai khoảng 04 tháng trở lên và con sinh ra bị thiếu tháng (khoảng 08 tháng hoặc sớm hơn).
Lúc này người lao động mới đảm bảo điều kiện đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
(2) Người lao động phải nghỉ dưỡng thai dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền mà đã có quá trình đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và đảm bảo có từ đủ 03 tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.
3. Bầu 2 tháng xong nghỉ việc, sau này lãnh bảo hiểm có bị thanh tra không?
Việc bầu 02 tháng xong nghỉ việc luôn khiến cho thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trước sinh rất thấp. Điều này khiến cho cơ quan bảo hiểm xã hội nghi ngờ về việc có hay không có hành vi trục lợi bảo hiểm.
Do đó, khả năng cao cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ thanh tra đối với các trường hợp bầu 02 tháng xong nghỉ việc.
Bởi trước đó, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã ban hành loạt Công văn số 1019/BHXH-CSXH ngày 23/3/2012, Công văn số 2388/BHXH-CSXH ngày 27/6/2013, Công văn số 1973/BHXH-CSXH ngày 27/5/2017 chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tăng cường kiểm tra, rà soát kỹ các trường hợp đề nghị hưởng chế độ thai sản mà có thời gian tham gia BHXH từ 06 tháng - 08 tháng.
Tuy nhiên, người lao động cũng không cần quá lo lắng, nếu đúng là có đi làm và đóng bảo hiểm thì bạn chắc chắn sẽ được hưởng chế đột thai sản. Việc thanh tra chỉ làm chậm lại thời gian chi trả tiền chế độ thai sản mà thôi.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Trường hợp được giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói Theo khoản 2 Điều 14 tại Bộ luật Lao động 2019 quy định: “1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản. 2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/6/2025): Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán, chuyển nhượng tài sản công và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Đối với xuất khẩu hàng hóa (bao gồm cả gia công xuất khẩu), thời điểm lập hóa đơn thương mại điện tử, hóa đơn giá trị gia tăng điện tử hoặc hóa đơn bán hàng điện tử do người bán tự xác định nhưng chậm nhất không quá ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày hàng hóa được thông quan theo quy định pháp luật về hải quan.
1. Hợp đồng là gì? Có mấy loại hợp đồng Căn cứ Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau: “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.” Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng dân sự có các loại chủ yếu sau: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau. Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ. Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ. Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !