Ngày đăng tin : 26/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Tầm quan trọng của báo cáo tài chính trong doanh nghiệp
Báo cáo tài chính (BCTC) mang lại rất nhiều ý nghĩa quan trọng với các doanh nghiệp mà và với các đối tác của doanh nghiệp, với cơ quan nhà nước trong việc giám sát, kiểm tra và đánh giá hoạt động của doanh nghiệp.
Đầu tiên, nó giữ vai trò vô cùng quan trọng trong công tác quản lý, của các cơ quan chủ quan, các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp và các đối tác của doanh nghiệp. Chính vì vậy, báo cáo tài chính là một phần không thể tách rời và kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp là một bước kế toán viên không thể bỏ qua
Ngoài ra, BCTC (báo cáo tài chính) còn cung cấp những thông tin tài chính chủ yếu giúp người quản lý đánh giá tình hình, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh nghiệp trong kỳ đã qua. Do vậy, có thể nói rằng báo cáo tài chính là một phần hỗ trợ tối đa công tác kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn cũng như khả năng huy động nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Bên cạnh đó, bảng thông tin kinh tế này còn giúp phân tích, nghiên cứu và phát hiện những khả năng tiềm tàng để ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai…
Báo cáo tài chính còn được xem như căn cứ vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có thể đánh giá, xây dựng các kế hoạch kinh tế, tài chính, kỹ thuật, giúp doanh nghiệp tự nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tự nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Với sự quan trọng đó, việc chuẩn chỉ khi lập báo cáo tài chính càng cần được nâng cao hơn. Tìm hiểu ngay cách kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp chi tiết dưới đây.
Hướng dẫn kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp
Việc đầu tiên các bạn cần làm để kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp đó là: Kiểm tra xem tất cả các TK kế toán trên Bảng cân đối phát sinh có số dư đúng với bản chất của nó hay chưa.
– Kiểm tra độ trùng của số dư TK 133 trên bảng cân đối số phát sinh với tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng hoặc quý
– Kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp qua việc khấu hao TSCĐ. Kiểm tra đối chiếu trên bảng trích khấu hao so sánh với số liệu trên bảng cân đối SPS xem khấu hao lũy kế có bằng với số dư của TK 214 hay không, kiểm tra khung thời gian khấu hao TSCD theo đúng khung thời gian quy định hiện hành.
– Kiểm tra độ khớp của số dư TK 131, 331 với công nợ phải thu của khách hàng và phải trả cho nhà cung cấp hay không, kiểm tra lại với công nợ thực tế với khách hàng và nhà cung cấp
– Kiếm tra số dư TK chi phí trả trước ngắn hạn, chi phí trả trước dài hạn, đồng thời mở bảng phân bổ công cụ dụng cụ (CCDC) ra để đối chiếu số tiền còn lại trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ có số liệu trùng khớp với nhau không? Nếu không bằng nhau bạn cần xem lại cách phân bổ công cụ dụng cụ hoặc định khoản kế toán bị sai.
– Kiểm tra độ khớp của số dư trên TK 156 và bảng chi tiết nhập xuất tồn kho. Nếu khi kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp thấy số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh với báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn không khớp có thể do các nguyên nhân sau:
+ Định khoản sai tài khoản
+ Xuất bán trước khi có hóa đơn nhập mua
+ Đơn giá xuất bạn tính sai khi ghi nhận giá vốn hàng xuất bán
– Kiểm tra TK 3334: Đây là 1 sai sót thường gặp khi kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp. Chúng ta so sánh số thuế TNDN 4 quý đã nộp so sánh với số thuế TNDN phải nộp cả năm và làm bút toán điều chỉnh chi phí thuế TNDN có thể là tăng thêm hoặc giảm đi.
+ Nếu tăng thêm ghi: Nợ TK 821, có TK 3334
+ Nếu giảm so với tạm tính ghi: Nợ TK 3334, có TK 821 phần tiền thừa trước khi lập báo cáo tài chính
– Kiểm tra sổ quỹ tiền mặt: Nếu tại 1 thời điểm nào đó âm quỹ thì kế toán phải xử lý ngay bằng các nghiệp vụ vay ngắn hạn cá nhân để bổ sung tiền mặt. Do đó cần chú ý nguyên tắc hạch toán sổ quỹ tiền mặt không được âm quỹ tại bất cứ thời điểm nào trong năm.
– Kiểm tra tài khoản ngân hàng so với sổ phụ ngân hàng đã đúng với số dư cuối kỳ 31/12 hay chưa? Nếu sai tìm lại định khoản các nghiệp vụ hàng tháng và có thể tìm dựa vào sao kê ngân hàng…
– Kiểm tra xem doanh thu TK 511 có khớp với doanh thu của từng tháng trên tờ khai hay không
Nếu doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính sai và làm lại, thường có 3 trường hợp xảy ra như sau:
+ Nếu nộp lại BCTC mà không ảnh hưởng đến số thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh nghiệp không bị phạt
+ Nếu nộp lại nhưng có số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa thì doanh nghiệp được bù trừ vào những kỳ sau
+ Nếu nộp lại nhưng số thuế thu nhập doanh nghiệp bị thiếu thì doanh nghiệp cần nộp thêm số thuế thiếu, tiền chậm nộp BCTC
Sau khi tham khảo những thông tin được chia sẻ ở trên đây, bạn đã nắm rõ những thông tin cần xem để kiểm tra báo cáo tài chính doanh nghiệp rồi đúng không? Nếu bạn còn thấy bỡ ngỡ, khó khăn hoặc muốn thật sự thành thạo các thao tác liên quan đến báo cáo tài chính, tham khảo ngay hướng dẫn làm báo cáo tài chính trong doanh nghiệp của chúng tôi nhé. Chúc bạn luôn hoàn thành công việc và trở thành một kế toán viên giỏi.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Ngày 23/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Theo Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH, căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau: - Về cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động: Các cơ quan chức năng thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm có cần xin Giấy phép con của Sở? Căn cứ phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh dạy thêm là mã ngành 8559. Mã ngành này bao gồm các hoạt động giáo dục: - Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng. - Các dịch vụ dạy kèm (gia sư). - Giáo dục dự bị. - Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém. - Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn.
1. Công ty dưới 10 lao động có phải trích 1% phí công đoàn? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, nếu công ty có ít hơn 10 người nhưng có người lao động tham gia công đoàn thì mỗi tháng vẫn phải trích ra 1% để đóng phí công đoàn theo đúng quy định. Hiện nay, đối tượng đóng đoàn phí công đoàn gồm: - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân… - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối)…
1. Có được thế chấp nhà nhưng không thế chấp đất không? Khoản 1 Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định thế chấp tài sản là việc một bên (bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (bên nhận thế chấp). Theo đó, tại Điều 326 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc thế tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất như sau: 1. Trường hợp chỉ thế chấp tài sản gắn liền với đất mà không thế chấp quyền sử dụng đất và chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đồng thời là người sử dụng đất thì tài sản được xử lý bao gồm cả quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !