Ngày đăng tin : 29/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế tiêu dùng và chỉ đánh vào 1 giai đoạn duy nhất. Người sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán ra. Tuy nhiên một số trường hợp người nộp thuế được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu hoặc đã trả khi mua nguyên liệu của cơ sở sản xuất trong nước.
Văn bản pháp lý về các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt được hướng dẫn tại: Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC.
5 trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sau đây là chi tiết các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.
Hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt. Bao gồm:
– Hàng hoá nhập khẩu đang còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu (đã nộp thuế TTĐB), đồng thời hàng hóa này đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
– Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để:
+ Giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam.
+ Để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam.
+ Để bán cho các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế.
– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, phục vụ công việc khác đã nộp thuế TTĐB (được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi tái xuất khẩu).
– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng nhập khẩu ít hơn so với thực tế, hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
– Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa đã được cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài.
– Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài.
– Hoàn thuế TTĐB khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.
– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
2. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn lại được xác định là số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
3. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa trong trường hợp quyết toán thuế.
Quyết toán thuế trong các trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
4. Người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt trong một số trường hợp khác như sau.
– Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Doanh nghiệp nhà nước là gì? Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp thuộc 01 trong 02 trường hợp sau được coi là doanh nghiệp nhà nước: Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, bao gồm: - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, bao gồm:
1. Ngày 02/11: Thông báo tình hình biến động lao động tháng 10 Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 16 và khoản 3 Điều 20 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH: Trước ngày 03 hàng tháng, người sử dụng lao động phải gửi Thông báo về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị theo Mẫu số 29 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH tới Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc về tình hình biến động lao động làm việc tại đơn vị nếu có (tính theo tháng dương lịch của tháng liền trước thời điểm thông báo). Nếu ngày cuối cùng của thời hạn là ngày nghỉ lễ/ngày nghỉ hằng tuần thì ngày cuối cùng của thời hạn là ngày làm việc liền kề sau ngày nghỉ đó. Trường hợp, người sử dụng lao động giảm từ 50 lao động trở lên thì phải thông báo ngay với Trung tâm dịch vụ việc làm nơi đặt trụ sở làm việc để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.
Về việc doanh nghiệp chế xuất thanh lý tài sản cố định (TSCĐ). Cục Thuế có ý kiến như sau: - Căn cứ Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14: + Tại khoản 2 Điều 42 quy định: Người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, trừ trường hợp việc tính thuế do cơ quan quản lý thuế thực hiện theo quy định của Chính phủ. + Tại Điều 44 quy định về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. - Căn cứ Diều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về các loại hóa đơn. - Căn cứ Nghị định 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
Đối với trường hợp hóa đơn chiết khấu thương mại: Căn cứ khoản 22 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC: “Điều 7. Giá tính thuế … 22. Giá tính thuế đối với các loại hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 21 Điều này bao gồm cả khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh được hưởng. Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hoá, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hoá đã bán được tính Điều chỉnh trên hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần Điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !