Phân tích đặc thù kế toán trong loại hình doanh nghiệp trong lĩnh vực vận tải

Loại file: .docx   |   Lượt xem: 556   |   Lượt tải: 45    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

Trong lĩnh vực vận tải, chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong giá thành, việc xác định CP nhiên liệu trong tổng thể giá thành rất quan trọng khi quyết toán thuế với cơ quan thuế . Về tỷ lệ CP nhiên liệu so với doanh thu thì tùy thuộc vào nhiều yếu tố như : 

+ Phương tiện : Loại xe, Tải trọng, Năm SX, Nước SX

+ Cung đường vận chuyển : đồng bằng, miền núi, đường sông…

+ Cự ly vận chuyển

+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển.

+ Tính chất hàng hóa vận chuyển (V/c gỗ nhưng gỗ tròn sẽ khác với gỗ kiện hay gỗ xẻ thành phẩm; vận chuyển hàng đông lạnh, tươi sống khác với hàng khô )

Khi tiến hành lập định mức Nhiên liệu, vật liệu cho 1 phương tiện vận tải, thường thì ta căn cứ vào chính bản thân phương tiện đó và tính chất của cung đường mà trên đó,phương tiện này thực hiện vận chuyển .

Khi một phương tiện vận tải thực hiện công việc vận chuyển, căn cứ vào cự ly vận chuyển, khối lượng và tính chất hàng hóa vận chuyển, kết hợp với định mức nhiên liệu đã có, ta tính ra được lượng nhiên liệu mà phương tiện này sử dụng để thực hiện công việc, và lượng nhiên liệu đó là một phần trong giá thành cung cấp DV vận tải.
 

Cự ly vận chuyển, khối lượng hàng V/c, tính chất hàng vận chuyển được căn cứ từ hóa đơn

đầu ra xuất cho khách hàng . Ví dụ : Vận chuyển gỗ tròn từ Kontum đi Quảng Trị , số lượng

: 178m3 … 

+ HH vận chuyển : gỗ tròn

+ Cự ly vận chuyển : KonTum - Quảng trị : xấp xỉ 750km

+ Khối lượng vận chuyển : 178 m3

+ Phương tiện vận chuyển : đầu kéo romooc, 

Từ đó, Chi phí nhiên liệu được tính như sau :

+ Xác định số chuyến vận chuyển : Khối lượng HH vận chuyển / Tải trọng phương tiện

+ Số KM xe chạy : số chuyến vận chuyển * cự ly vận chuyển * 2 (tính cả đi và về) + dự kiến

số KM quay đầu phương tiện

+ Lượng nhiên liệu sử dụng : Số KM xe chạy * Định mức + hao hụt (do rơi vãi từ bơm rót,

từ bảo trì, bảo dưỡng..)

Ngoài chi phí nhiên liệu chính, ta còn nhiên liệu phụ là dầu mỡ nhờn, dầu thắng … các loại này thường được thay thế định kỳ (trong điều kiện bình thường là 01 tháng và cũng có thể là sau một số chuyến cụ thể) , tùy thuộc vào từng loại xe mà khối lượng thay thế cũng khác nhau, bao nhiêu thì cần phải có tư vấn của bộ phận kỹ thuật hay lái phụ xe. 

Chi phí nhân công : tiền lương lái phụ xe, tùy thuộc vào mỗi đầu phương tiện, cung đường vận chuyển, cự ly vận chuyển và tính chất hàng hóa vận chuyển mà mỗi đầu phương tiện có thể có 1, 2 hoặc 3 người đi kèm (2 lái, 1 phụ, hoặc cả 3 lái xe)

Chi phí SXC : nếu ít có thể ghi hết vào giá thành, nếu lớn thì phân bổ theo nhiên liệu sử dụng

+ Chi phí xăm lốp (nếu có): Cũng phải được định mức (theo số KM vận chuyển) 

+ Các khoản chi mua vật tư, phụ tùng thay thế, sửa chữa thường xuyên phương tiện+ Các khoản chi bảo trì, bảo dưỡng (khăn lau, xà phòng, xăng, các hóa chất …)
+ Các khoản phí, lệ phí : giao thông, đường bộ, bến bãi, đăng kiểm, bảo hiểm…

+ Tiền lương bộ phận kỹ thuật, bộ phận điều độ

+ Chi phí dụng cụ, đồ nghề cho xưởng sửa chữa, cho bộ phận kỹ thuật+ Chi sửa chữa thường xuyên cho nơi đậu đỗ phương tiện, xưởng sửa chữa .

+ Chi phí khấu hao


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x