1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.
Hiện nay, khi soạn thảo Hợp đồng, không nên quy định chung chung là Hợp đồng kinh tế mà nên căn cứ vào mục đích, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng dựa trên các quy định của Luật Thương mại thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…
Hoặc, nếu căn cứ vào Bộ luật Dân sự thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán tài sản; Hợp đồng mua bán nhà; Hợp đồng trao đổi tài sản; Hợp đồng tặng cho tài sản; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng thuê tài sản…
2. Các nội dung cần có trong hợp đồng kinh tế
Trong hợp đồng kinh tế cần có đầy đủ các điều khoản, nội dung chính bao gồm: đối tượng của hợp đồng; điều khoản liên quan đến việc giải quyết tranh chấp nếu như có tranh chấp xảy ra; thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng; phương thức thanh toán hợp đồng; chủ thể của hợp đồng kinh tế là ai?; giá; quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên; sự kiện bất khả kháng; thời gian có hiệu lực của hợp đồng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất