Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu

Loại file: .doc   |   Lượt xem: 1964   |   Lượt tải: 89    

Chia sẻ bài viết hữu ích

Chia sẻ thông tin hữu ích

1. Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu là gì?

Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu là văn bản do nhà thầu thi công xây dựng phải gửi thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng.

2. Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu- phiếu nghiệm thu để làm gì?

Mẫu biên bản yêu cầu nghiệm thu là mẫu biên bản được lập ra để yêu cầu về việc nghiệm thu. Mẫu nêu rõ nội dung yêu cầu nghiệm thu, thời gian địa điểm lập biên bản…

3. Những quy định của pháp luật về nghiệm thu và yêu cầu nghiệm thu

Nội dung chính của phiếu yêu cầu nghiệm thu.

Nghị định 46/2015/NĐ-CP không quy định mẫu Phiếu yêu cầu nghiệm thu cụ thể. Nhà thầu thi công có thể tự lập Phiếu yêu cầu với các nội dung chính sau:

– Đối tượng nghiệm thu,

– Thời gian, địa điểm nghiệm thu,

– Danh mục các tài liệu làm căn cứ để nghiệm thu,

Ngoài những nội dung chính trên thì phiếu yêu cầu cũng cần thể hiện đầy đủ các thông tin như: Tên công ty, niên hiệu, tên phiếu, số phiếu …

–  Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng không quy định bắt buộc phải lập phiếu yêu cầu nghiệm thu trước khi nghiệm thu công việc xây dựng. Tuy nhiên, nhà thầu thi công xây dựng phải gửi thông báo nghiệm thu công việc xây dựng cho người giám sát thi công xây dựng trước khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng.

–    Phiếu yêu cầu nghiệm thu với mục đích là thông báo tới bên giám sát thi công xây dựng (cụ thể ở đây là CĐT và TVGS) thời gian, địa điểm,  đối tượng nghiệm thu để bên giám sát thi công xây dựng bố trí phân công cán bộ chuyên trách tham gia công tác nghiệm thu theo đúng phiếu yêu cầu của nhà thầu thi công đã gửi.

Chủ thể yêu cầu nghiệm thu:

– Trong thực tế có nhiều mẫu phiếu yêu khác nhau, có mẫu chỉ có nhà thầu ký, có mẫu yêu cầu ghi TVGS ký nhận khi nhận được phiếu yêu cầu. Hiện tại trong phần mềm nghiệm thu việc tùy chỉnh hoặc xóa bớt nội dung cho phù hợp với từng dự án, từng công trình khác nhau là khá đơn giản, người sử dụng có thể tùy biến biểu mẫu của phần mềm sao cho phù hợp với nhu cầu của mình.

–  Về nguyên tắc Phiếu yêu cầu nghiệm thu là do người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu thi công xây dựng ký. Tuy nhiên, nếu Nhà thầu thi công tổ chức hệ thống quản lý chất lượng thì người ký phiếu yêu cầu nghiệm thu là Chỉ huy trưởng công trưởng hoặc Đội trưởng (Người phụ trách thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình) trong trường hợp công trường nhỏ không có chỉ huy trưởng)

Quy định nghiệm thu công trình xây dựng

– Quy trình nghiệm thu công trình là kiểm định, thu nhận và kiểm tra công trình sau khi xây dựng. Đây được hiểu là kiểm tra chất lượng công trình sau khi xây để đưa vào sử dụng.

– Quá trình nghiệm thu được thực hiện bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền dựa vào bản vẽ và các số đo chất lượng công trình đã được thi công từ đó có các quyết định công trình có đủ chất lượng, kỹ thuật để được đưa vào sử dụng hay không.

– Việc nghiệm thu công trình rất quan trọng trong từng giai đoạn thực hiện công việc xây dựng công trình, quyết định đến việc công trình có được đưa vào sử dụng, khai thác hay không. Cùng với đó là xác định trách nhiệm của mỗi bên trong hợp đồng tiến hành xây dựng công trình theo quy định của pháp luật

Những lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công trình xây dựng

– Để có biên bản nghiệm thu chặt chẽ, ngoài việc làm đúng giấy phép xây dựng được phê duyệt, trong lúc thực hiện, thường có nhật ký thi công để theo dõi tiến độ và chất lượng công trình.”.

–  bản nghiệm thu công việc xây dựng được lập cho từng công việc xây dựng hoặc lập chung cho nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công, bao gồm các nội dung:

+ Tên công việc được nghiệm thu;

+ Thời gian và địa điểm nghiệm thu;

+ Thành phần ký biên bản nghiệm thu;

+ Kết luận nghiệm thu (chấp nhận hay không chấp nhận nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các công việc tiếp theo; yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện công việc đã thực hiện và các yêu cầu khác, nếu có);

+ Chữ ký, họ và tên, chức vụ của người ký biên bản nghiệm thu;

+ Phụ lục kèm theo (nếu có).

Việc nghiệm thu công việc xây dựng phải dựa trên những căn cứ được quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2015/NĐ-CP như sau:

– Căn cứ vào kế hoạch thí nghiệm, kiểm tra đối với các công việc xây dựng và tiến độ thi công thực tế trên công trường, người giám sát thi công xây dựng công trình và người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của nhà thầu thi công xây dựng công trình thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công.

– Kết quả nghiệm thu được xác nhận bằng biên bản cho một hoặc nhiều công việc xây dựng của một hạng mục công trình theo trình tự thi công.

– Người giám sát thi công xây dựng công trình phải căn cứ hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, chỉ dẫn kỹ thuật được phê duyệt, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn được áp dụng, các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình thi công xây dựng có liên quan đến đối tượng nghiệm thu để kiểm tra các công việc xây dựng được yêu cầu nghiệm thu.

– Người giám sát thi công xây dựng phải thực hiện nghiệm thu công việc xây dựng và xác nhận bằng biên bản, tối đa không quá 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo nghiệm thu công việc xây dựng để chuyển bước thi công của nhà thầu thi công xây dựng.

– Trường hợp không đồng ý nghiệm thu phải thông báo lý do bằng văn bản cho nhà thầu thi công xây dựng.


Podcast tình huống kế toán mới nhất

Danh sách kế toán dịch vụ

Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !

XEM BẢNG GIÁ
Đăng ký tư vấn x