Ngày đăng tin : 07/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Vợ sinh mổ chồng được nghỉ mấy ngày để chăm sóc?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, lao động nam có vợ sinh mổ được nghỉ số ngày như sau:
- Vợ sinh mổ với 01 con:
Số ngày nghỉ = 07 ngày làm việc.
- Vợ sinh mổ mà sinh đôi trở lên:
Số ngày nghỉ = 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ nói trên được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con. Thời gian 30 ngày này tính theo ngày bình thường, tức bao gồm cả ngày nghỉ lễ, Tết và ngày nghỉ hằng tuần. Lao động nam có thể nghỉ trọn vẹn số ngày nghỉ trong một lần hoặc nghỉ thành nhiều lần.
Theo khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, trường hợp lao động nam nghỉ nhiều lần thì phải đảm bảo 02 yêu cầu sau:
- Thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
- Tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá số ngày quy định.
Đây là số ngày nghỉ theo diện nghỉ chế độ thai sản. Ngoài ra để nghỉ làm chăm vợ trong thời gian dài hơn, người lao động có thể chủ động xin nghỉ phép hoặc xin nghỉ không lương theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.
Việc cho phép lao động nam nghỉ làm việc để chăm sóc vợ trong thời gian đầu sinh con là một quy định hết sức nhân văn, tạo điều kiện cho người lao động chăm sóc gia đình nhỏ của mình.
2. Vợ sinh mổ chồng được hưởng chế độ gì?
Theo khoản 2 Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội, khi vợ sinh mổ chồng sẽ có cơ hội hưởng nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tuy nhiên không phải bất kì ông chồng nào có vợ sinh mổ cũng được hưởng chế độ này.
Căn cứ khoản 1 Điều 31 Luật BHXH năm 2014, lao động nam phải đáp ứng điều kiện là đang đóng BHXH bắt buộc mà có vợ sinh con phải phẫu thuật.
Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nam có vợ sinh mổ bao gồm:
- Trợ cấp thai sản:
Mức hưởng | = | Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 6 tháng trước khi nghỉ do vợ sinh con | : | 24 | x | Số ngày nghỉ |
- Tiền trợ cấp 1 lần khi vợ sinh con:
Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở
Lưu ý: Khoản tiền này chỉ dành cho các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH:
- Chỉ có chồng tham gia BHXH mà đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
- Người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Trường hợp cả vợ và chồng cùng tham BHXH nhưng vợ không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con, trong đó, chồng phải đã đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
3. Nghỉ việc do vợ sinh mổ có được trả lương?
Theo phân tích trên, nếu đang đóng BHXH bắt buộc mà có vợ sinh mổ thì người chồng sẽ được nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tiền chế độ thai sản tương ứng với thời gian nghỉ sẽ được cơ quan BHXH thanh toán cho người lao động.
Do đã hưởng trợ cấp từ cơ quan BHXH nên trong thời gian nghỉ, người lao động sẽ không được nhận lương từ doanh nghiệp.
Bởi khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động ghi nhận, trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ BHXH thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ có thỏa thuận khác.
Tuy nhiên, nếu xin kéo dài ngày nghỉ để ở nhà chăm sóc vợ sinh mổ theo diện nghỉ phép năm thì người lao động vẫn được tính đủ lương theo hợp đồng lao động trong những ngày nghỉ thêm đó.
4. Thủ tục hưởng chế độ thai sản cho chồng khi vợ sinh mổ
Theo Quyết định 166/QĐ-BHXH, để hưởng chế độ thai sản khi vợ sinh mổ, người chồng cần tiến hành thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Bao gồm:
- Bản sao Giấy chứng sinh hoặc Bản sao giấy khai sinh hoặc Trích lục khai sinh của con.
- Trường hợp sinh con phải phẫu thuật mà Giấy chứng sinh không thể hiện thì chuẩn bị thêm giấy tờ của cơ sở khám chữa bệnh thể hiện việc sinh con phải phẫu thuật.
Bước 2: Nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động.
Thời hạn nộp: Trong 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc.
Người sử dụng lao động tiếp nhận giấy tờ từ người lao động, hoàn thiện hồ sơ và nộp cho cơ quan BHXH trong thời hạn 10 ngày.
Bước 3: Nhận tiền trợ cấp thai sản.
Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc kể từ ngày người sử dụng lao động nộp đủ hồ sơ.
Hình thức thanh toán:
- Nhận tiền mặt tại doanh nghiệp.
- Nhận tiền chuyển khoản.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !