Ngày đăng tin : 27/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bên thuê có được tự ý giảm giá thuê mặt bằng?
Hợp đồng thuê mặt bằng là một trong các hình thức của hợp đồng thuê tài sản quy định tại Mục 5 Bộ luật Dân sự năm 2015. Đây là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho thuê và bên thuê, trong đó:
- Bên thuê có nghĩa vụ trả tiền thuê mặt bằng.
- Bên cho thuê giao mặt bằng cho bên thuê sử dụng.
Về nguyên tắc, các bên phải thực hiện thỏa thuận cho thuê mặt bằng theo các điều khoản đã quy định tại hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Đặc biệt, nếu có sự thay đổi, bổ sung, sửa đổi thì cần phải có sự đồng ý của cả hai và thậm chí còn phải thể hiện bằng văn bản (nếu hợp đồng quy định).
Với trường hợp của Thế Giới Di Động, nếu vì dịch bệnh, Thế Giới Di Động nhiều lần yêu cầu bên cho thuê hỗ trợ giảm giá thuê mặt bằng và chủ cho thuê không đồng ý hỗ trợ thì được xem là hai bên không thỏa thuận được về việc sửa đổi nội dung hợp đồng thuê mặt bằng.
Do đó, Thế Giới Di Động vẫn phải thực hiện theo thỏa thuận đã nêu trong hợp đồng thuê mặt bằng trước đó.
Nếu hợp đồng không có điều khoản cụ thể về giảm miễn tiền thuê mặt bằng vì dịch bệnh, Thế Giới Di Động chỉ có thể căn cứ theo Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng theo hoàn cảnh thay đổi cơ bản để đề xuất, thỏa thuận lại nội dung hợp đồng về giá thuê với bên cho thuê.
Về việc tự ý phát hành và thanh toán theo Công văn giảm giá tiền thuê tháng 8/2021, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn Giám đốc Công ty TNHH TGS - Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho hay, trường hợp này Thế Giới Di Động được xem là thanh toán tiền thuê không đủ, không đúng với hợp đồng. Đồng nghĩa, Thế giới di động sẽ đương nhiên bị coi là vi phạm hợp đồng.
Như vậy, nếu vì dịch bệnh, bên thuê chỉ có thể đề xuất giảm giá tiền thuê mà không được tự ý giảm giá khi chưa được sự đồng ý của bên cho thuê.
Bên cho thuê có buộc phải miễn, giảm tiền thuê do dịch bệnh?
Hiện nay, tình hình Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16, 15 của Thủ tướng khiến nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu phải đóng cửa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của các cơ sở này.
Tuy nhiên, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, nghĩa vụ thanh toán tiền thuê mặt bằng là nghĩa vụ của bên thuê theo quy định tại Điều 481 Bộ luật Dân sự năm 2015 nên bên thuê phải thanh toán tiền thuê theo thỏa thuận của hai bên.
Khi gặp khó khăn vì dịch bệnh, bên thuê có thể yêu cầu được miễn, giảm tiền thuê mặt bằng và bên cho thuê nhà cũng có quyền từ chối đề nghị này.
Đồng thời, bên thuê có thể căn cứ vào Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản hoặc căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sư về sự kiện bất khả kháng để thỏa thuận về việc thay đổi nội dung hợp đồng hoặc chấm dứt hợp đồng.
Nếu bên cho thuê không đồng ý giảm giá, Thế Giới Di Động nhận thấy khó có thể tiếp tục hợp tác với đối tác thì hoàn toàn có thể thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng do sự kiện bất khả kháng.
Vì vậy, bên cho thuê không bắt buộc phải giảm, miễn tiền thuê mặt bằng mà việc giảm, miễn tiền thuê thực hiện theo thỏa thuận của các bên.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !