Ngày đăng tin : 28/02/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Tự ý nghỉ việc có lấy được sổ bảo hiểm xã hội về không?
Theo khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động năm 2019, khi chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác đã giữ của người lao động.
Quy định này không phân biệt là chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật hay trái luật. Do đó, chỉ cần hợp đồng lao động bị chấm dứt thì người sử dụng lao động đều phải chốt sổ bảo hiểm xã hội và trả lại sổ này cho người lao động.
Như vậy, ngay cả khi tự ý nghỉ việc, người lao động vẫn được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội sau khi doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục chốt sổ tại cơ quan bảo hiểm xã hội.
Điều này cũng được khẳng định lại tại khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:
5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.
Nếu không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, người sử dụng lao động lao động sẽ bị phạt từ 02 - 04 triệu đồng/người lao động không được trả sổ nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm d khoản 4 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
2. Người lao động nghỉ ngang tự đi chốt sổ bảo hiểm được không?
Theo khoản 5 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, việc chốt sổ bảo hiểm xã hội là trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động mà không quan tâm rằng người đó chấm dứt hợp đồng đúng luật hay trái luật.
Theo đó, người lao động nghỉ ngang không thể tự chốt sổ bảo hiểm xã hội mà phải nhờ đến công ty cũ.
Tuy nhiên do nghỉ ngang được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật nên phía doanh nghiệp sẽ yêu cầu người lao động bồi thường trước khi thực hiện chốt sổ bảo hiểm cho người đó.
Căn cứ Điều 40 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ phải bồi thường các khoản sau:
(1) - Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước khi nghỉ việc.
(2) - Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo nếu trước đó từng được cử đi học nghề từ kinh phí của người sử dụng.
Thời hạn thanh toán được đặt ra đối với các khoản tiền trên là trong vòng 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì được kéo dài lên đến 30 ngày.
Ngoài việc phải bồi thường, người lao động nghỉ ngang còn mất đi cơ hội hưởng trợ thôi việc và trợ cấp thất nghiệp.
3. Công ty không trả sổ bảo hiểm do tự ý nghỉ việc, xử lý thế nào?
Dù nghỉ việc đúng luật hay tự nghỉ trái luật thì người lao động cũng đều phải được chốt thời gian đóng bảo hiểm và trả lại sổ bảo hiểm xã hội để sau này tiếp tục tham gia ở công ty mới.
Lúc này, nếu công ty cố tình không trả sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có thể đòi lại sổ bảo hiểm xã hội thông qua một trong các cách sau đây:
Cách 1. Khiếu nại theo quy định
Căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội, đối với các tranh chấp liên quan đến sổ bảo hiểm xã hội, người lao động tiến hành khiếu nại như sau:
- Khiếu nại lần 1: Đến người sử dụng lao động.
Nếu không được giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì có thể thực hiện khiếu nại lần 2.
- Khiếu nại lần 2: Đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính.
Cách 2. Tố cáo vi phạm.
Việc giữ sổ bảo hiểm xã hội của người lao động sau khi chốt thời gian đóng là hành vi vi phạm pháp luật nên người lao động có thể tố cáo hành vi này đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở chính để xử lý vi phạm và đòi lại sổ bảo hiểm.
Cách 3: Khởi kiện đến Tòa án.
Theo khoản 1 Điều 188 Bộ luật Lao động năm 2019 và khoản 2 Điều 119 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động có thể trực tiếp gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đòi lại sổ bảo hiểm xã hội.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !