Ngày đăng tin : 17/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
+ Tư vấn việc xây dựng bộ máy kế toán, phân công công việc cho các kế toán viên, thiết lập quy chuẩn chức danh nghề nghiệp cho bộ máy kế toán, thiết kế sơ đồ hạch toán, chọn lựa tài khoản kế toán, xây dựng chính sách kế toán, quy chế tài chính và quản lý tài sản cho doanh nghiệp, xây dựng quy trình hạch toán và hệ thống chứng từ đáp ứng tốt các tiêu chuẩn về mặt lý đồng thời đáp ứng kịp thời, hiệu quả nhu cầu quản trị của DN….
+ Tư vấn sử dụng các phần mềm kế toán, phần mềm ERP phù hợp nhất với mô hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Tư vấn, tuyển dụng nhân sự bộ phận kế toán cho doanh nghiệp. Thiết lập các định mức biên nhân sự cho bộ phận kế toán (tùy theo quy mô công việc mà cần số lượng nhân sự bao nhiêu)
+ Tư vấn quản trị dòng tiền cho doanh nghiệp và quản trị các rủi ro trong thu hồi công nợ phải thu khách hàng, hàng hóa tồn kho, tài sản cố định...
+ Giúp doanh nghiệp với một hệ thống sổ sách, một bộ máy kế toán nhưng đáp ứng tất cả các yêu cầu về mặt pháp lý (tuân thủ chuẩn mực kế toán & các quy định pháp lý có liên quan) cũng như cầu quản trị, điều hành hằng ngày của doanh nghiệp (báo cáo quản trị phục vụ điều hành hoạt động hằng ngày của DN, BCTC đáp ứng nhu cầu thông tin của các nhà đầu tư, ngân hàng, cổ đông…)
+ Giúp các CEO đánh giá được chất lương thực sự của hệ thống kế toán tại DN: đánh giá tính “chuẩn” về chất lượng Báo cáo tài chính (đáp ứng hệ thống chuẩn mực và các quy định pháp lý); tính “đẹp” về hình ảnh, sức khỏe tài chính của DN thể hiện trên BCTC (BCTC cần hấp dẫn các nhà đầu tư); bộ máy kế toán cần đáp ứng được nhu cầu điều hành HĐSXKD hằng ngày; tính hiệu quả của công tác kế toán trên 3 phương diện: tiết kiệm thời gian, nhân lực và chi phí.
+ Công tác quản trị kế toán có vai trò rất quan trọng vì nó hình thành hành lang pháp lý, tạo “đường ray” và cơ sở nền tảng về quy chế hoạt động cho bộ máy kế toán.
Với đội ngũ kế toán có nhiều năm kinh nghiệm theo các loại hình Doanh nghiệp, Sàn kế toán sẽ tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện và chuẩn hóa bộ phận kế toán qua các bước sau:
+ Bước 1: Khảo sát mô hình hoạt động của doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của cấp lãnh đạo.
+ Bước 2: Tư vấn các giải pháp quản trị kế toán căn cứ theo thực tế của Doanh nghiệp
+ Bước 3: Phân đoạn các giai đoạn thực hiện để đảm bảo việc ứng dụng quản trị kế toán vào doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất
+ Bước 4: Thực hiện các công việc:
+ Chuẩn hóa quy trình giấy tờ lưu trữ, xây dựng bản mô tả công việc chi tiết cho từng vị trí kế toán
+ Tuyển dụng nhân sự kế toán bổ sung (nếu thiếu)
+ Kiểm tra và đề xuất các ứng dụng phục vụ cho công việc như: Phần mềm kế toán, hoặc giải pháp quản lý toàn diện ERP
+ Đào tạo và huấn luyện thực thi công việc theo chuẩn hóa nội dung đã đề ra
+ Bước 5: Song hành và kiểm tra giám soát quá trình thực hiện
+ Bước 6: Tổng kết đánh giá và duy trì dịch vụ sau tư vấn
Trên đây là những bước cơ bản thực hiện công việc tư vấn quản trị kế toán cho 1 doanh nghiệp. Mọi nhu cầu hoặc cần hợp tác, mời quý doanh nghiệp liên lạc Hotline của Sàn kế toán hoặc Mr Long : 0912476286 (Có zalo)
+ Có đội ngũ nhân sự kế toán trưởng, kế toán tổng hợp giàu kinh nghiệm theo các loại hình doanh nghiệp.
+ Có nền tảng tuyển dụng nhân sự kế toán, rất thuận lợi trong công việc bổ sung nhân sự kế toán ở vị trí bất kỳ khi doanh nghiệp có nhu cầu
+ Có liên kết chặt chẽ và am hiểu sâu các đơn vị cung ứng phần mềm kế toán phổ biến nhất trên thị trường như: Fast, Misa, Bravo hay các phần mềm ERP như Base, ERPviet, 1Office...
+ Quy trình làm việc rõ ràng, các gói dịch vụ cung cấp linh hoạt tùy thuộc vào mức độ đầu tư của Doanh nghiệp.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !