Ngày đăng tin : 16/06/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Tăng lương cơ sở, người lao động nào được tăng lương?
Theo Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP, mức lương cơ sở mới được áp dụng từ ngày 01/7/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng (tăng 310.00 đồng/tháng so với trước đó).
Mức lương cơ sở nói trên được dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác của một số nhóm đối tượng.
Do đó, khi lương cơ sở tăng, những người sau đây sẽ được tăng lương từ ngày 01/7/2023:
(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện.
(2) Cán bộ, công chức cấp xã.
(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.
(4) Lao động hợp đồng theo Nghị định số 111/2022/NĐ-CP.
(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo Nghị định 45/2010/NĐ-CP.
(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân.
(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân.
(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
(9) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Việc tăng lương cơ sở không đồng nghĩa với việc tăng lương cho những người lao động đi làm tại các doanh nghiệp ngoài khối nhà nước. Bởi tiền lương và chế độ nâng lương đối với những người lao động này được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động chứ không phụ thuộc vào việc tăng lương cơ sở.
Do đó, khi nhà nước tăng lương cơ sở, các công ty không có nghĩa vụ phải tăng lương cho người lao động (trừ khi ngày 01/7/2023 trùng với thời điểm nâng lương mà các bên đã thỏa thuận từ trước).
Người đi làm công ty bị khấu trừ lương nhiều hơn từ 01/7/2023?
Hằng tháng, người lao động đi làm công ty đều bị khấu trừ một phần tiền lương để thực hiện các nghĩa vụ tài chính liên quan đến thuế, bảo hiểm, đoàn phí hoặc bồi thường do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động (nếu có).
Trước ảnh hưởng của việc tăng lương cơ sở, từ ngày 01/7/2023, nhiều người lao động đi làm công ty có khả năng sẽ bị khấu trừ tiền lương nhiều hơn so với trước đây do tăng mức đóng bảo hiểm bắt buộc tối đa và tăng mức đóng đoàn phí tối đa.
- Tăng mức đóng bảo hiểm bắt buộc tối đa:
Khi đi làm công ty, người lao động thường phải đóng 03 loại bảo hiểm bắt buộc bao gồm: Bảo hiểm xã hội (đóng 8%), bảo hiểm y tế (đóng 1,5%), bảo hiểm thất nghiệp (đóng 1%).
Theo đó, hằng tháng, người lao động phải đóng bảo hiểm với tỷ lệ 10,5% tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
Mức tiền lương tháng đóng BHXH tối đa = 20 lần mức lương cơ sở. Tương ứng với đó, mức đóng bảo hiểm hằng tháng sẽ thay đổi như sau:
Như vậy, những ai đi làm được trả lương cao (cao hơn hoặc bằng 20 lần mức lương cơ sở) thì từ ngày 01/7/2023 sẽ bị khấu trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội nhiều hơn trước 651.000 đồng/tháng.
- Tăng mức đóng đoàn phí tối đa:
Theo Điều 26 Luật Công đoàn năm 2012, người lao động nào tham gia coong đoàn sẽ phải đóng đoàn phí theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước; đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định,… phải đóng mức đoàn phí hằng tháng như sau:
Mức đóng đoàn phí/tháng = 1% x Tiền lương làm căn cứ đóng BHXH
Lưu ý: Mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa = 10% mức lương cơ sở. Tương ứng với đó, mức đóng đoàn phí tối đa trong thời gian tới sẽ thay đổi như sau:
Do đó, những người lao động nào có tiền lương tháng đóng BHXH cao thì sang đến ngày 01/7/2023 sẽ bị khấu trừ tiền đóng đoàn phí công đoàn ở mức cao hơn (cao hơn 31.000 đồng/tháng).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hợp đồng học nghề, tập nghề phát sinh tiền lương, tiền công không phải đóng BHXH nếu doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của Bộ luật Lao động về học nghề, tập nghề. Cụ thể, Điều 61 Bộ luật Lao động quy định về học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động như sau: - Học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để đào tạo nghề nghiệp tại nơi làm việc. Thời gian học nghề theo chương trình đào tạo của từng trình độ theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. - Tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động là việc người sử dụng lao động tuyển người vào để hướng dẫn thực hành công việc, tập làm nghề theo vị trí việc làm tại nơi làm việc. Thời hạn tập nghề không quá 03 tháng.
1. Trường hợp nào được xem là chậm đóng BHXH? Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, chậm đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp: - Chưa đóng hoặc đóng chưa đầy đủ số tiền phải đóng theo hồ sơ tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp đã đăng ký kể từ sau ngày đóng bảo hiểm xã hội chậm nhất hoặc kể từ sau ngày đóng bảo hiểm thất nghiệp chậm nhất theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia BHXH bắt buộc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định. - Không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; - Không thuộc trường hợp bị coi là trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !