Ngày đăng tin : 24/12/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thuế VAT 2023 có tiếp tục giảm xuống 8% không?
Ngày 28/01/2022, Chính phủ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho một số nhóm hàng hoá, dịch vụ đang áp dụng giảm mức thuế 10% xuống còn 8% đến hết ngày 31/12/2022.
Quy định này được nêu tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP:
1. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2022.
Điều 1 Nghị định này được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 02 năm 2022 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Điều 2 Nghị định này áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2022.
Theo đó, chính sách giảm thuế giá trị gia tăng sẽ được thực hiện từ ngày 01/02/2022 đến hết 31/12/2022 và chỉ áp dụng với các hàng hoá, dịch vụ đang chịu mức thuế giá trị gia tăng 10% trừ:
a) Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, kim loại và sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản phẩm khai khoáng (không kể khai thác than), than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản phẩm hoá chất. Chi tiết tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
c) Công nghệ thông tin theo pháp luật về công nghệ thông tin. Chi tiết tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
Đồng thời, hiện nay chưa có văn bản hay chính sách nào của Nhà nước về việc tiếp tục chính sách giảm thuế xuống 8% như năm 2022 thời gian trước. Như vậy, bắt đầu từ ngày 01/01/2023, các mặt hàng, dịch vụ đang được giảm thuế sẽ phải chịu mức thuế là 10% như khi chưa được giảm.
2. Có trường hợp nào sang năm 2023, VAT vẫn là 8% không?
Việc giảm thuế VAT chỉ áp dụng trong năm 2022, cụ thể là tự 01/02/2022 - 31/12/2022. Do đó, về bản chất, mọi trường hợp dược giảm thuế VAT đều áp dụng chính sách thuế của năm 2022. Do đó, trong năm 2023, không có trường hợp ngoại lệ được giảm VAT.
Tuy nhiên, hiện có rất nhiều câu hỏi về việc nếu dịch vụ đến năm 2023 mới hoàn thành và hoá đơn đã được xuất từ năm 2022 thì liệu thuế VAT 2023 có được giảm xuống 8% không.
Cụ thể, dịch vụ thuộc đối tượng giảm VAT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP, có thu tiền trước và lập hoá đơn vào thời điểm thu tiền trong thời gian được giảm VAT xuống 8% nhưng đến năm 2023, dịch vụ mới hoàn thành thì phần tiền đã lập hoá đơn trong thời gian từ 01/02/2022 - 31/12/2022 vẫn được áp dụng chính sách giảm thuế giá trị gia tăng theo Nghị định 15/2022.
Bởi theo Điều 4 Nghị định về hoá đơn, chứng từ năm 2020, người bán phải lập hoá đơn giao cho người mua khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ. Đồng thời, khoản 2 Điều 9 về thời điểm lập hoá đơn của Nghị định này cũng nêu rõ:
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Đồng thời, thời điểm xác định thuế giá trị gia tăng với việc cung ứng dịch vụ theo khoản 2 Điều 8 Thông tư 219/2013/TT-BTC là thời điểm hoàn thành việc cung ứng hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền.
Nếu lập hoá đơn cung ứng dịch vụ trong năm 2022 từ 01/02 - 31/12 thì đây cũng được coi là thời điểm để xác định thuế giá trị gia tăng.
Và nếu dịch vụ này thuộc danh mục được hưởng VAT 8% theo Nghị định 15 thì dù sang năm 2023 mới hoàn thành việc cung ứng dịch vụ thì vẫn xác định mức thuế giá trị gia tăng là 8% mà không phải 10%.
Do đó, mặc dù dịch vụ đến năm 2023 mới hoàn thành nhưng về bản chất, đây vẫn là dịch vụ đã được xuất hoá đơn trong năm 2022 và được áp dụng chính sách giảm thuế VAT của Nghị định 15/2022/NĐ-CP nên không thể xem là trường hợp ngoại lệ được giảm VAT trong năm 2023.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Không đóng BHXH là gì theo Luật BHXH 2024? Căn cứ Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, quy định hành vi trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động như sau: “1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp là hành vi của người sử dụng lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây để không đóng hoặc đóng không đầy đủ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động: a) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; b) Sau 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động không đăng ký hoặc đăng ký không đầy đủ số người phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp;
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !