Ngày đăng tin : 20/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Trình bày đề xuất tăng lương cơ sở từ 01/7/2023
Chiều 20/10/2022, tại buổi khai mạc phiên họp thứ 14 của Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính báo cáo về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2022; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2023.
Trong báo cáo, đồng chí nêu rõ, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động còn thấp, đặc biệt hiện nay còn có tình trạng một bộ phận không nhỏ các đối tượng này nghỉ việc, chuyển việc nhất là giáo dục và y tế.
Do đó, đồng chí nhấn mạnh, cần phải hoàn thiện và phát triển hiệu quả chính sách về tiền lương trong đó có điều chỉnh mức lương cơ sở từ 01/7/2023.
Sau đó, khi các đại biểu thảo luận, về kế hoạch tài chính trong ba năm tới từ 2023 - 2025, Bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết cần thực hiện một số nhiệm vụ quan trọng trong đó có cải cách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong khu vực công.
Về việc tăng lương cơ sở, đa số ý kiến nhất trí tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng và tăng chi trả cho một số đối tượng như Chính phủ trình. Lý giải về nguyên nhân, Uỷ ban Tài chính, Ngân sách cho rằng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên lương cơ sở chưa được điều chỉnh từ 2020 đến nay, vẫn giữ nguyên mức 1,49 triệu đồng/tháng đã ảnh hưởng đến đời sống của rất nhiều lao động trong khu vực Nhà nước
Do đó, việc tăng lương cơ sở cho các đối tượng này là phù hợp.
2. Đề xuất tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng
Cũng tại buổi họp hôm nay, các cơ quan, đơn vị đang đề xuất phương án tăng mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên 1,8 triệu đồng/tháng thay vì mức cũ đang áp dụng từ 01/7/2020 đến nay là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP. Và thời gian dự kiến áp dụng mức lương cơ sở mới từ 01/7/2023.
Như vậy, nếu đề xuất này được thông qua, sau hai lần "lỡ hẹn" tăng lương cơ sở của năm 2021 và năm 2022 thì mức đề xuất tăng lương cơ sở đã được tăng thêm 200.000 đồng/tháng so với dự kiến trước đó là tăng lên 1,6 triệu đồng/tháng.
3. Phương án điều chỉnh lương cơ sở sẽ được trình ngày 20/10
Dự kiến ngày 20/10/2022 sẽ diễn ra phiên họp thứ 4, kỳ họp Quốc hội khóa XV. Tại phiên họp này, phương án điều chỉnh tiền lương cơ sở sẽ được hoàn chỉnh báo cáo và trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Điều 4 Thông tư 12/2025/TT-BNV hướng dẫn việc tính, việc xác định thời gian hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội thực hiện như sau: - Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong năm 2025 theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không bao gồm thời gian đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đối với trường hợp bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày trước ngày 01/7/2025. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm theo quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật Bảo hiểm xã hội không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động. Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định: 1. Thời gian tối đa hưởng chế độ ốm đau trong một năm (từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12) đối với đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ hằng tuần và được quy định như sau:
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !