Ngày đăng tin : 21/07/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán – Kiểm toán là 2 công việc đặc thù có tính chất khác nhau, nhưng lại liên quan mật thiết với nhau trong quá trình vận hành của một doanh nghiệp, tổ chức.
Kế toán là ngành phục vụ cho công việc thu thập, xử lý thông tin, lập báo cáo về tình hình tài sản, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức,…
Kiểm toán là ngành học thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, xác nhận tính chính xác, trung thực của thông tin, số liệu từ hoạt động kế toán để từ đó có cái nhìn bao quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp và vạch ra chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
Ngành Kế toán – Kiểm toán gắn liền với hoạt động quản lý của bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào, thậm chí là công cụ đắc lực của cả nền kinh tế. Hãy cùng tìm hiểu thêm về ngành nghề quan trọng này nhé!
Kế toán – Kiểm toán là một ngành nghề tương đối đặc thù, nên nó sẽ yêu cầu ở các em những tố chất để phù hợp với công việc. Hãy cùng xem những tố chất đó là gì, liệu độ phù hợp giữa em và Kế toán – Kiểm toán có cao không nhé!
Cẩn thận, nghiêm khắc trong công việc
Ngành Kế toán – Kiểm toán luôn phải làm việc với những con số, chỉ một sai sót nhỏ trong công việc cũng có thể khiến một doanh nghiệp gặp phải rắc rối nghiêm trọng liên quan tới pháp luật, vì vậy nghề này yêu cầu ở các em sự nghiêm túc, tỉ mỉ trong công việc.
Trung thực, có trách nhiệm
Ngành nghề nào cũng tồn tại những cạm bẫy, cám dỗ, nhất là với nghề Kế toán – Kiểm toán luôn làm việc với những con số, dòng tiền của doanh nghiệp. Vì vậy, chỉ có thái độ trung thực, biết gánh vác trách nghiệm các em mới tránh được những cám dỗ đó, duy trì lợi ích cho công ty và mọi người xung quanh.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Khối lượng công việc của các kế toán, kiểm toán viên là vô cùng lớn, nhất là trong những kỳ làm báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, công việc yêu cầu độ chính xác cao sẽ tạo nên áp lực khá lớn, các em phải có khả năng làm quen với cường độ làm việc cao và cân bằng với cuộc sống cá nhân thì mới có thể gắn bó lâu dài với công việc này.
Theo học ngành Kế toán – Kiểm toán, các em được học những kiến thức cơ bản về kinh tế học, chuyên môn nghiệp vụ kế toán, kiểm toán trong các doanh nghiệp, thực hành nghiệp vụ thực tiễn qua các học phần thực hành, thực tập. Ngoài ra, trong quá trình học em được rèn luyện kỹ năng tin học bởi công việc đòi hỏi xử lý trên các phần mềm chuyên dụng, các kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, tự học, giải quyết tình huống, sự nhanh nhạy trong công việc.
Trong bối cảnh đất nước hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, khả năng ngoại ngữ thành thạo cũng là một yếu tố quan trọng để các em có thể tiến xa hơn trong công việc, làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nước ngoài. Tại các trường đại học, các em được học tiếng Anh chuyên ngành Kế toán – Kiểm toán, đây là một lợi thế rất lớn để mở ra cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn sau này.
Trong những năm qua, nhà nước tích cực khuyến khích người trẻ khởi nghiệp nên số lượng các công ty trong nước không ngừng tăng lên, cộng thêm sự thâm nhập của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, nhu cầu về nhân lực ngành Kế – Kiểm cũng ngày một tăng cao. Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ trong thời đại 4.0, môi trường làm việc của ngành ngày một hấp dẫn, nhưng yêu cầu về chất lượng nhân lực của ngành cũng khắt khe hơn, đòi hỏi người lao động có đầy đủ kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, các năng lực bổ sung khác để dễ dàng tiếp cận với công nghệ hàng đầu trên thế giới.
Sinh viên sau khi ra trường có nhiều cơ hội làm việc trong các công ty kiểm toán (nổi bật là Big 4 công ty kiểm toán hàng đầu), các doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới lĩnh vực kế toán – kiểm toán với các vị trí như:
+ Giám đốc tài chính: Công việc của một giám đốc tại chính không chỉ là quản lý các dòng tiền và khoản đầu tư của công ty, mà còn đóng vai trò là người quản lý, do đó vị trí này đòi hỏi chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn. Tương ứng với đó thì mức lương của vị trí này cũng rất cao, thường dao động trong khoảng 30-54 triệu/tháng.
+ Chuyên viên phân tích tài chính: Công việc này có mức lương phổ biến từ 10-15 triệu/tháng.
+ Nhân viên kế toán: Mức lương đối với nhân viên kế toán hiện nay ở mức 7-10 triệu/tháng, mức lương có thể tăng lên tùy vào năng lực và kinh nghiệm làm việc.
+ Kiểm toán viên: Đây là vị trí yêu cầu tính chính xác cao, tỉ mỉ, chịu được áp lực công việc lớn và liên quan trực tiếp đến vấn đề pháp lý của doanh nghiệp nên mức lương nằm trong khoảng 8-14 triệu/tháng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !