Ngày đăng tin : 27/03/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực phát điện
Theo ĐIều 3 Nghị định 61/2025/NĐ-CP doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện nhất định để hoạt động điện lực trong lĩnh vực phát điện, cụ thể:
Tổ chức hoạt động trong lĩnh vực phát điện phải được thành lập hợp pháp, bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp cần đảm bảo có 01 người quản lý kỹ thuật có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát điện và có bằng đại học chuyên ngành kỹ thuật điện hoặc các ngành liên quan.
Ngoài ra, cần có ít nhất bốn người tham gia vận hành nhà máy, được đào tạo và kiểm tra theo các yêu cầu về an toàn và vận hành hệ thống điện quốc gia.
Các dự án phát điện phải phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực, có chủ trương đầu tư từ cơ quan nhà nước và phải có các giấy tờ môi trường. Dự án cũng cần được giao đất hoặc cho thuê đất bởi cơ quan có thẩm quyền.
Đối với nhà máy thủy điện, cần có quy trình vận hành hồ chứa, phương án ứng phó khẩn cấp và bảo vệ đập và công trình phát điện cũng phải đáp ứng các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, nghiệm thu.
Ngoài ra, đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất và bán điện dư, tổ chức cần có giấy chứng nhận phát triển điện mặt trời mái nhà và đáp ứng các yêu cầu về công suất lắp đặt, từ 1 MW đến dưới 10 MW hoặc từ 10 MW trở lên.
2. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực truyền tải điện
Để được hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 61/2025/NĐ-CP.
(i) Điều kiện về nhân lực
- Có 01 người quản lý kỹ thuật:
5 năm kinh nghiệm
Có bằng đại học ngành: kỹ thuật điện, công nghệ kỹ thuật điện, điện tử, tự động hóa hoặc ngành kỹ thuật, công nghệ kỹ thuật khác.
- Có 04 người trong đội ngũ vận hành:
Đã được đào tại, kiểm tra đáp ứng yêu cầu về vận hành lưới điện truyền tải
Đã được huấn luyện, sát hạch an toàn điện
Có bằng đại học ngành: kỹ thuật đối với lưới điện truyền tải có cấp điện áp bằng hoặc lớn hơn 500 kV.
Có bằng cao đẳng trở lên ngành: kỹ thuật đối với lưới điện truyền tải có cấp điện áp 220 kV.
(ii) Điều kiện về dự án
Phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực.
Được cơ quan nhà nước chấp thuận chủ trương đầu tư.
Có quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Được nhà nước giao đất hoặc cho thuê đất, giao khu vực biển để thực hiện dự án.
Được chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.
Được xây dựng, lắp đặt theo thiết kế được phê duyệt, đáp ứng điều kiện đưa hạng mục công trình, công trình vào khai thác, sử dụng.
3. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực phân phối điện
Đối với lĩnh vực phân phối điện, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các điều kiện để vận hành hoạt động. Theo Điều 5 Nghị định 61/2025/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đảm bảo có ít nhất 1 người quản lý kỹ thuật có 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối điện.
Ngoài ra, đội ngũ vận hành cần ít nhất 4 người có bằng trung cấp trở lên và được đào tạo, huấn luyện đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Về công trình lưới điện phân phối, doanh nghiệp phải đảm bảo các tiêu chí và yêu cầu khi vận hành, bao gồm:
- Phải phù hợp với phương án phát triển mạng lưới cấp điện trong quy hoạch tỉnh và các quyết định điều chỉnh (nếu có).
- Cần có chủ trương đầu tư từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc thuộc danh mục lưới điện đã được phê duyệt.
- Phải được giao đất hoặc cho thuê đất, giao khu vực biển để thực hiện.
- Công trình lưới điện phân phối phải được nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ theo quy định.
- Công trình phải được xây dựng và lắp đặt đúng thiết kế đã phê duyệt, đảm bảo đủ điều kiện để đưa vào sử dụng.
4. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực bán buôn điện
Điều 6 Nghị định 61/2025/NĐ-CP đã quy định cgi tiết các điều kiện để tổ chức được cấp giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực bán buôn điện.
Theo đó, tổ chức phải được thành lập hợp pháp theo pháp luật, có thể là doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các tổ chức khác theo quy định pháp luật hiện hành.
Tổ chức cần phải có phương án hoạt động bán buôn điện rõ ràng và khả thi. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo hoạt động bán buôn điện diễn ra hiệu quả.
Ngoài ra, doanh nghiệp cần phải có ít nhất một người quản lý kinh doanh bán buôn điện. Người này cần có bằng đại học từ các ngành liên quan như công nghệ, kỹ thuật điện, kinh tế, tài chính hoặc ngành tương tự và ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.
5. Điều kiện cấp phép trong lĩnh vực bán lẻ điện
Điều 7 Nghị định 61/2025/NĐ-CP quy định các yêu cầu cấp giấy phép bán lẻ điện, theo đó, doanh nghiệp cần cần có phương án hoạt động bán lẻ điện rõ ràng và khả thi.
Ngoài ra, doanh nghiệp bnas lẻ điện phải có ít nhất 01 người quản lý có bằng đại học trong các ngành liên quan và ít nhất 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điện.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Trường hợp nhà ở phải xin giấy phép xây dựng Trước khi tìm hiểu về thủ tục xin giấy phép xây dựng, bạn cần phải biết mình có thuộc trường hợp phải có giấy phép xây dựng hay không. Theo khoản 17 Điều 3 Luật Xây dựng 2014, giấy phép xây dựng là văn bản được cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình từ cơ quan có thẩm quyền. Căn cứ khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020, với nhà ở riêng lẻ, có thể kể đến các trường hợp phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công như: (1) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực đô thị, trừ trường hợp nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (2) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn có quy mô dưới 07 tầng nhưng thuộc khu vực có quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. (3) Nhà ở riêng lẻ tại khu vực nông thôn nhưng được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa.
Tại Chỉ thị 09/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ đưa ra yêu cầu cho các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) trong việc đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và phát triển đất nước nhanh, bền vững. DNNN cần tập trung tiên phong trong 6 lĩnh vực cụ thể để thúc đẩy nền kinh tế. (1) Tiên phong trong đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số DNNN phải tiên phong trong việc đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, và phát triển ứng dụng khoa học công nghệ. Điều này phải được thực hiện theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị, nhằm góp phần vào sự phát triển mạnh mẽ của đất nước trong thời đại số.
Lương tối thiểu vùng sau sáp nhập tỉnh thành thay đổi thế nào? Mới đây, Bộ Nội vụ đã công bố dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Điều 15 dự thảo Nghị quyết đã đề xuất quy định về việc thực hiện chế độ, chính sách đặc thù đối với đơn vị hành chính mới sau sắp xếp. (1) Khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã mà làm thay đổi tên gọi, địa giới đơn vị hành chính cấp xã, phạm vi thôn, tổ dân phố thì việc áp dụng chế độ, chính sách đặc thù được thực hiện như sau: - Người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố của đơn vị hành chính cấp xã sau sắp xếp tiếp tục hưởng chế độ, chính sách đặc thù như thời điểm trước khi thực hiện sắp xếp cho đến khi có quyết định khác của cấp có thẩm quyền;
Đề xuất giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/7/2025 Hiện nay, Bộ Tài chính đang chủ trì soạn dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng. Nội dung của bản dự thảo này là quyết nghị giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10% (còn 8%). Trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản phẩm kim loại, sản phẩm khai khoáng (trừ than), sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (trừ xăng). Thời gian áp dụng dự kiến từ ngày 01/7/2025 đến hết ngày 31/12/2026. Sau ảnh hưởng xấu của dịch Covid-19, nhằm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, từ đầu năm 2022 đến nay, nước ta chính thức có 05 lần giảm thuế giá trị gia tăng: - Lần đầu tiên giảm thuế giá trị gia tăng từ 01/02/2022 đến hết 31/12/2022: Chính phủ ban hành Nghị quyết 43/2022/QH15 chính thức giảm thuế giá trị gia tăng từ 10% xuống 8% cho một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế giá trị gia tăng 10%. Ngay sau đó, ban hành thêm Nghị định 15/2022/NĐ-CP hướng dẫn.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !