Ngày đăng tin : 22/03/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Quảng cáo sai sự thật là gì?
Quảng cáo sai sự thật được giải thích cụ thể tại khoản 7 Điều 109 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định về các loại quảng cáo bị cấm như sau:
“7. Quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, xuất xứ hàng hóa, chủng loại, bao bì, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của hàng hoá, dịch vụ.”
Đồng thời, tại khoản 9 Điều 8 Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13, quảng cáo sai sự thật cũng được hiểu là việc quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh và khả năng cung cấp các loại hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh các mặt hàng này, gây nhầm lẫn về số lượng, chất lượng, giá cả, công dụng, nguồn gốc xuất xứ, nhãn hiệu, bao bì, kiểu dáng, chủng loại, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành của các hàng hoá, sản phẩm và dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố.
Hiện nay, rất nhiều cá nhân, tổ chức quảng cáo sai lệch về sản phẩm, thậm chí là sai lệch hoàn toàn với thực tế, bởi nhiều trường hợp các đơn vị được thuê dịch vụ quảng cáo nhưng không kiểm tra nội dung, thông tin quảng cáo có đúng sự thật hay không mà chỉ hướng đến lợi nhuận, làm sao để càng nhiều khách hàng mua càng tốt.
Do đó, khách hàng cũng vì những quảng cáo sai sự thật đó mà mua các sản phẩm không phù hợp, chất lượng thấp.
2. Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội bị phạt bao nhiêu?
2.1. Bị phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Khi cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng đối với hành vi quảng cáo không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khách hàng về khả năng kinh doanh, cung cấp hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, tổ chức kinh doanh hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ; gây nhầm lẫn về chất lượng, số lượng, công dụng, giá cả, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, chủng loại, nguồn gốc xuất xứ, phương thức phục vụ và thời hạn bảo hành của hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ đã được đăng ký hoặc công bố, trừ các trường hợp sau đây:
- Hành vi quảng cáo mỹ phẩm có tác dụng như thuốc bị gây hiểu nhầm sản phẩm là thuốc theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 30 - 40 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo thực phẩm chức năng bị gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc để chữa bệnh theo điểm b khoản 4 Điều 52 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo sai sự thật về công dụng, bản chất, nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng của thức ăn chăn nuôi/thuỷ sản, chất cải tạo môi trường chăn nuôi/thuỷ sản theo khoản 1 Điều 60 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 10 - 15 triệu đồng.
- Hành vi quảng cáo giống cây trồng không đúng sự thật hoặc gây sự nhầm lẫn cho khác hàng về khả năng kinh doanh giống cây trồng của cá nhân, tổ chức kinh doanh, nội dung được ghi trên nhãn hoặc nhãn hiệu theo điểm c khoản 1 Điều 61 Nghị định 38/2021/NĐ-CP: Phạt từ 05 - 10 triệu đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn phải có trách nhiệm khắc phục hậu quả bằng cách xóa bỏ, tháo gỡ, thu hồi sản phẩm, hàng hoá quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội và phải buộc cải chính thông tin, xin lỗi đối với hành vi vi phạm của mình theo quy định tại khoản 8 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Lưu ý: Trên đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp người vi phạm là tổ chức thì phải chịu mức phạt gấp hai lần số tiền phạt đối với cá nhân (căn cứ theo khoản 3 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP).
2.2. Quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Hành vi quảng cáo sai sự thật còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 197 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, theo đó:
Người nào có hành vi quảng cáo gian dối về hàng hoá, dịch vụ, đã bị xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà tiếp tục vi phạm thì bị phạt tiền từ 10 - 100 triệu đồng hoặc bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Ngoài ra, người có hành vi phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 50 triệu đồng, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Như vậy, nếu có hành vi quảng cáo sai sự thật trên mạng xã hội, đã bị xử lý vi phạm hành chính, bị phạt tiền mà vẫn tiếp tục tái phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !