Ngày đăng tin : 12/01/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ca đêm được tính từ mấy giờ?
Điều 106 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về giờ làm việc ban đêm như sau:
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.
Theo quy định này, thời gian làm đêm được tính từ 22 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau.
Thực tế khi phân ca làm việc cho người lao động, doanh nghiệp thường 02 chia gọi là ca ngày và ca đêm. Tùy nhu cầu của doanh nghiệp mà thời gian của từng ca làm việc sẽ là khác nhau.
Ca ngày thường nằm trong khoảng từ 06 giờ đến 18 giờ, ca đêm thường nằm trong khoảng từ 18 giờ hôm trước đến 06 giờ sáng hôm sau. Điều này khiến nhiều người lao động nhầm tưởng rằng cứ làm việc sau 6 giờ tối sẽ được tính làm ban đêm.
Cách phân ca kiểu này chủ yếu để dễ phân biệt, còn quyền lợi về làm ban đêm chỉ tính cho thời gian làm việc từ 22 giờ trở đi đến 06 giờ sáng hôm sau.
2. Làm ca đêm tính lương như thế nào?
Người lao động làm ca đêm sẽ được tính cao lương cao hơn so với ca ngày do tính chất công việc ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.
Cụ thể, Điều 98 Bộ luật Lao động quy định về tiền lương làm việc vào ban đêm như sau:
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Theo đó, lương làm ca đêm của người lao động được xác định như sau:
- Làm ca đêm của ngày làm việc bình thường:
Lương ca đêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 130%
- Làm thêm giờ thuộc ca đêm của ngày làm việc bình thường:
Trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, không làm thêm giờ vào ban ngày:
Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 200%
Trước khi làm thêm giờ vào ban đêm, có làm thêm giờ vào ban ngày:
Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 210%
- Làm thêm giờ thuộc ca đêm của ngày nghỉ hằng tuần:
Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 270%
- Làm thêm giờ thuộc ca đêm của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương:
Lương làm thêm = Lương thực trả của ngày làm việc bình thường x 390%
3. Không trả đủ lương cho nhân viên làm ca đêm có bị phạt?
Theo Điều 94 Bộ luật Lao động, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Do đó, với trường hợp làm ca đêm, phía công ty cũng phải trả đủ tiền lương cho người đó theo đúng quyền lợi đáng được hưởng.
Trường hợp không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12 năm 2022 như sau:
- Phạt từ 05 đến 10 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 01 người đến 10 người lao động.
- Phạt từ 10 đến 20 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 11 người đến 50 người lao động.
- Phạt từ 20 đến 30 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 51 người đến 100 người lao động.
- Phạt từ 30 đến 40 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 101 người đến 300 người lao động.
- Phạt từ 40 đến 50 triệu đồng: Nếu không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm cho 301 người lao động trở lên.
4. Làm ca đêm được nghỉ bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 109 Bộ luật Lao động hiện hành, người lao động làm việc ban đêm sẽ được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.
Thời gian nghỉ này cũng được tính cho người lao động làm việc từ 06 giờ trở lên trong một ngày, trong đó có ít nhất 03 giờ làm việc thuộc khung giờ làm việc ban đêm (theo khoản 1 Điều 64 Nghị định 145 năm 2020).
Thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động cũng được tính vào thời giờ làm việc để hưởng lương nếu người lao động làm việc theo ca liên tục.
Theo khoản 3 Điều 63 Nghị định 145, ca liên tục là ca làm việc có đủ các điều kiện sau:
- Người lao động làm việc trong ca từ 06 giờ.
- Thời gian chuyển tiếp giữa hai ca làm việc liền kề không quá 45 phút.
Thời điểm nghỉ giữa ca đêm sẽ do người sử dụng lao động quyết định và bố trí vào lúc hợp lý nhưng không được sắp xếp thời gian nghỉ giữa ca vào thời điểm bắt đầu hoặc kết thúc ca làm việc.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !