Ngày đăng tin : 13/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thưởng tết Dương lịch
Theo Điều 104 của Bộ luật Lao động hiện hành, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Thưởng không phải là khoản tiền bắt buộc mà doanh nghiệp phải chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều có chính sách thưởng vào dịp tết dương lịch cho người lao động như một sự ghi nhận những đóng góp cho một năm. Mức thưởng này có thể là 500.000 đồng, 1 triệu đồng, hoặc một, vài tháng lương.
Tết Dương lịch năm 2022, do ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, mặt bằng mức thưởng tết dương lịch cũng thấp hơn so với mọi năm, nhưng vẫn ghi nhận một cá nhân nhận được mức thưởng lên đến 471 triệu đồng.
2. Thưởng Tết âm lịch
Điều khá đặc biệt của năm nay là tết dương lịch vừa qua đi thì tết âm lịch cũng cận kề. Do đó, vào cuối năm, ngoài khoản tiền thưởng tết dương lịch, người lao động còn được nhận khoản tiền thưởng tết âm lịch.
Tương tự như trên, thưởng tết âm lịch cũng không phải là khoản chi bắt buộc của doanh nghiệp mà căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động để quyết định có thưởng tết cho người lao động không và thưởng bao nhiêu.
Dẫu vậy, trên thực tế, thưởng tết âm lịch vẫn luôn là khoản thưởng người lao động ngóng đợi nhất mỗi năm, do đây là khoản thưởng lớn nhất trong năm người lao động có thể nhận được.
Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã từng ghi nhận mức thưởng tết âm lịch năm 2022 lên đến 1,4 tỷ đồng. Hiện nay chưa có thông tin gì về mức thưởng tết Nguyên đán 2023 nhưng nhiều người lao động kỳ vọng rằng, với một năm tạm bình ổn sau Covid-19, bức tranh thưởng tết nguyên đán năm nay sẽ có nhiều điểm sáng.
3. Tiền của Liên đoàn lao động Việt Nam
Theo thông lệ, cuối năm, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam thường tổ chức các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động nhân dịp Tết Nguyên đán.
Năm nay, Tổng Liên đoàn đã ban hành Kế hoạch 266, trong đó nêu một trong các hoạt động là thăm hỏi người lao động có hoàn cảnh khó khăn với mức hỗ trợ là 500.000 đồng/người.
4. Tiền nghỉ phép năm
Trước đây, theo Bộ luật Lao động 2012, người lao động vì lý do nào đó mà chưa nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết số ngày phép thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
Còn hiện nay, theo Bộ luật Lao động mới, người lao động chỉ được thanh tiền nếu không nghỉ phép hoặc chưa nghỉ hết ngày phép trong trường hợp nghỉ việc.
Như vậy, trường hợp cuối năm nay, người lao động nghỉ việc mà chưa nghỉ hết phép thì có thể đề nghị doanh nghiệp thanh toán khoản tiền này.
5. Tiền lương nếu đi làm trong những ngày nghỉ tết dương lịch, tết nguyên đán
Vào những ngày tết dương lịch, tết nguyên đán theo quy định, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương. Nếu vì yêu cầu của công việc, người lao động vẫn đi làm vào những ngày mà đáng lẽ được nghỉ này, sẽ nhận được mức lương gấp 3 lần so với bình thường.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Thay đổi về chế độ ốm đau - Luật Bảo hiểm xã hội 2024 sửa đổi quy định về chế độ ốm đau dài ngày, theo đó người lao động được hưởng chế độ ốm đau dài ngày từ 30 đến 70 ngày tùy theo điều kiện làm việc với mức hưởng bằng 75%, sau đó vẫn tiếp tục điều trị được hưởng tiếp chế độ ốm đau với mức thấp hơn (65%, 55%, 50%). - Bổ sung quy định trong tháng đầu làm việc hoặc trở lại làm việc mà người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên thì vẫn phải đóng BHXH của tháng đó. Luật mới đã bỏ quy định về việc cho người mắc bệnh dài ngày nghỉ đến 180 ngày. Thay vào đó, Điều 43 quy định, thời gian nghỉ chế độ ốm đau của người lao động đều được xác định thời gian đóng bảo hiểm và điều kiện làm việc, không phân biệt người đó mắc bệnh gì.
Theo quy định tại Điều 26 Nghị định 181/2025/NĐ-CP, cơ sở kinh doanh phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ 05 triệu đồng trở lên đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Trong đó: Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt là chứng từ chứng minh việc thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của Nghị định số 52/2024/NĐ-CP. Một số trường hợp đặc thù theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế giá trị gia tăng bao gồm:
Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp được ban hành ngày 30/6/2025 và hiệu lực từ 01/7/2025. Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định về: Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; Quy định về đăng ký và hoạt động của hộ kinh doanh; Quy định việc liên thông thủ tục đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh; Đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh qua mạng thông tin điện tử; Cung cấp thông tin đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, khai thác và chia sẻ thông tin doanh nghiệp;
Thông tư 64/2025/TT-BTC ban hành ngày 30/6/2025 đã quy định mức thu, miễn một số khoản phí, lệ phí nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp, người dân. Điều 1 Thông tư 64/2025/TT-BTC, từ ngày 01/07/2025 đến 31/12/2026, mức thu của nhiều loại phí và lệ phí sẽ được giảm 50% so với quy định trước đó, gồm: - Lệ phí cấp giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng; - Phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !