Ngày đăng tin : 18/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Mục đích và ý nghĩa của việc tính giá các đối tượng kế toán
Để biểu hiện hình thái giá trị của các đối tượng kế toán khác nhau thì kế toán phải sử dụng phương pháp tính giá. Nói cách khác thì tính giá là phương pháp kế toán biểu hiện giá trị các đối tựợng kế toán bằng tiền phù hợp với các nguyên tắc cũng như các quy định cụ thể do Nhà nước ban hành.
Để phản ánh trung thực tình hình tài sản, tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý của nhiều đối tượng khác nhau, trong đó có yêu cầu quản lý của nhà nước thì việc tính giá cần phải tuân thủ chặt chẽ các quy định được Nhà nước ban hành thống nhất và nhất thiết phải đảm bảo yêu cầu chân thực.
Trong hệ thống kế toán, tính giá giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng. Thông qua tính giá cho phép tổng hợp và phản ảnh đúng đắn tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tốc độ chu chuyển vốn kinh doanh nhanh hay chậm … và cũng thông qua tính giá mới có thể có thể xác định được chi phí đầu vào của các yếu tố sản xuất để tạo ra doanh thu trong kỳ. Qua đó cho phép doanh nghiệp tính toán chính xác chỉ tiêu giá thành, kết quả kinh doanh và những chi tiêu tổng hợp cần thiết khác cho việc quản lý các đối tượng kế toán.
Từ những vận dụng trên, phương pháp tính giá các đối tượng kế toán có ý nghĩa kinh tế quan trọng sau đây:
– Về mặt hạch toán: là đặc trưng cơ bản cho phép phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính.
– Về mặt quản lý nội bộ: cho phép xác định những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán kinh tế nội bộ và đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc giai đoạn sản xuất cụ thể.
– Về mặt giám đốc bằng tiền: thông qua phương pháp tính giá thì toàn bộ tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, toàn bộ tài sản cũng như nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào cũng được biểu hiện dưới hình thức tiền hoặc dùng tiền để đo lường. Dựa vào đó có thể xác lập được những căn cứ để phản ảnh, giám đốc một cách thường xuyên, nhanh nhạy và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Các nguyên tắc và nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá
Bao gồm các nguyên tắc sau
1. Nguyên tắc giá gốc
Đây là một trong những nguyên tắc căn bản của kế toán nguyên tắc đòi hỏi khi đơn vị mua một tài sản thì phải được ghi chép theo chi phí (giá phí) tại thời điểm xảy ra và điều này sẽ không thay đổi nếu giá trị thị trường của những tài sản có thể thay đổi ở những thời điểm sau này.
2. Nguyên tắc hoạt động liên tục
Hầu hết các doanh nghiệp được tổ chức hoạt động không ngừng, không có thời gian gián đoạn.Bởi vậy, trong các báo cáo tài chính về hoạt động của đơn vị, có giả thuyết rằng doanh nghiệp đang hoạt động và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh trong tương lai gần. Giá thuyết đó gọi là “hoạt động liên tục”.
3. Nguyên tắc thận trọng (bảo thủ)
Nguyên tắc này đòi hỏi hạch toán phải mang tính chất bảo thủ, người kế toán phải luôn đứng về phía bảo thủ, nếu lựa chọn giữa 2 phương pháp hoặc quan điểm báo cáo thì phương pháp nào tạo ra thu nhập ít hơn hay có giá trị tài sản nhỏ hơn sẽ được lựa chọn. Vì vậy, người ta tin tưởng có một sự đảm bảo cho thu nhập và tài sản. Chẳng hạn hàng tồn kho đòi hỏi phản ánh theo giá thị trường khi giá thị trường thấp hơn giá vốn.
4. Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc này bổ sung cho nguyên tắc giá gốc là do tài sản phải được ghi chép theo chi phí chứ không phải theo một lượng giá trị như giá trị thị trường dự kiến. Giá thị trường rất khó ước tính vì thường xuyên biến động nên mang tính chất chủ quan.Nguyên tắc này đòi hỏi các số liệu ghi chép kế toán phải dựa trên những sự kiện có tính kiểm tra được.
5. Nguyên tắc nhất quán (kiên định)
Nguyên tắc này đòi hỏi đơn vị phải sử dụng các chính sách kế toán, phương pháp kế toán giống nhau từ kỳ này sang kỳ khác, có như vậy số liệu trên các báo cáo tài chính của các kỳ liên tiếp nhau mới có thể so sánh được dựa trên số liệu của các báo cáo từ năm này sang năm khác.
Chẳng hạn, đơn vị có thể lựa chọn một trong các phương pháp định giá hàng tồn kho được thừa nhận và khi đã lựa chọn một phương pháp để có thể lập được báo cáo tài chính thuận lợi nhất, phải có phần thuyết minh để có thể thấy thu nhập của đơn vị tăng lên hoặc giảm xuống là do thay đổi phương pháp chứ không phải từ hoạt động có hiệu quả hay kém hiệu quả hơn của đơn vị.
6. Ảnh hưởng của mức giá chung thay đổi
Nguyên tắc giá gốc yêu cầu việc tính giá của đối tượng phải dựa trên chi phí thực tế tạo nên bản thân đối tựơng. Tuy nhiên khi nền kinh tế có biến động làm cho mức giá chung của đối tượng kế toán biến động thì phải điều chỉnh giá gốc đã được xác định trước đây (giá lịch sử) theo sự thay đổi của mức giá chung. Việc điều chỉnh này không được thực hiện một cách chủ quan mà cần tuân thủ quy định của Nhà nước trên các mặt: Thời điểm điều chỉnh, đối tượng phải điều chỉnh, mức hoặc tỷ lệ điều chỉnh…
7. Quản lý trong nội bộ doanh nghiệp
Hoạt động của doanh nghiệp có một số đối tượng kế toán mà giá gốc của nó biến động thường xuyên và không ít phức tạp nên gây khó khăn cho việc đáp ứng yêu cầu kịp thời khi cần có những thông tin về mặt giá trị của đối tượng kế toán. Để khắc phục khó khăn này thì doanh nghiệp có thể sử dụng giá cố định, còn gọi là giá hạch toán, để phản ánh sự biến động của đối tượng kế toán – có thể lấy giá thực tế của cuối kỳ trước hoặc giá kế hoạch để làm giá hạch toán.
Giá hạch toán được sử dụng ổn định trong kỳ kế toán. Cuối kỳ phải điều chỉnh giá hạch toán theo giá trị thực tế để xác định các chi tiêu tổng hợp và lập báo cáo tài chính.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !