Ngày đăng tin : 30/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán xuất nhập khẩu là gì
Kế toán xuất nhập khẩu là người giỏi kiến thức và kinh nghiệm thực tế để thực hiện hạch toán các loại chứng từ xuất nhập khẩu.
Công việc của kế toán xuất nhập khẩu
– Làm thủ tục hồ sơ kê khai Hải quan, các chứng từ xuất nhập khẩu, kiểm kê hàng hóa
– Kiểm tra chứng từ xuất nhập khẩu, làm chứng từ thông quan
– Cập nhật tỷ giá ngoại tệ trong ngày thường xuyên và liên tục
– Giao dịch ngân hàng
– Tiến hành làm thủ tục mở L/C, hay thanh toán T/T cho hàng hóa xuất nhập khẩu khi phát sinh
– Kế toán xuất nhập khẩu xử lý các chứng từ bất hợp pháp, làm thủ tục chứng từ khi xuất khẩu hàng để giao cho ngân hàng nhờ thu hộ tiền.
– Nộp thuế xuất nhập khẩu và giấy nộp tiền vào Ngân sách Nhà nước
– Tiến hành hạch toán và xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ và hạch toán vào sổ kế toán và phần mềm.
…
Nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu
– Thực hiện các hợp đồng xuất nhập khẩu
– Kiểm tra và đảm bảo an toàn cho hàng hóa xuất nhập khẩu
– Hạch toán chi tiết nghiệp vụ hàng hóa, thanh toán ngoại thương phù hợp với đặc điểm kinh của doanh nghiệp.
– Kiểm tra và giám sát thủ tục thanh toán, tình hình tiêu thụ hàng hóa.
– Xác định chi phí, đầy đủ hàng xuất nhập khẩu.
– Kiểm tra, phân tích các chỉ tiêu tài chính phục vụ cho công tác lập kế hoạch, theo dõi và thực hiện lập kế hoạch.
Dịch vụ kế toán xuất nhập khẩu
Công việc cũng như nhiệm vụ của kế toán xuất nhập khẩu là rất quan trọng bởi nó liên quan đến rất nhiều mảng trong kế toán, đặc biệt là thuế chính vì vậy một doanh nghiệp cần phải có một kế toán xuất nhập khẩu giàu kinh nghiệm, am hiểu về cách hạch toán hàng xuất nhập khẩu chi tiết và đúng theo quy định hiện hành của pháp luật, đồng thời phải nhạy bén trong cách xử lý những rủi ro, trục trặc khi làm việc với hải quan, và thuế.
Và chính vì vậy mà hiện nay để đảm bảo nhất và tránh rủi ro với cơ quan thuế, các doanh nghiệp thường tìm đến dịch vụ kế toán xuất nhập khẩu. Bởi với dịch vụ kế toán chuyên nghiệp, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể yên tâm và không phải lo lắng về vấn đề công việc kế toán xuất nhập khẩu, đặc biệt là chi phí rẻ hơn nhiều so với việc thuê nhân viên kế toán cố định làm ở văn phòng.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !