Ngày đăng tin : 24/04/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Lợi nhuận trước thuế là gì? Công thức tính lợi nhuận trước thuế
1.1 Khái niệm
Lợi nhuận trước thuế còn được gọi là lợi nhuận kế toán trước thuế, tên tiếng anh là Earning Before Tax (EBT).
Lợi nhuận kế toán trước thuế bao gồm tất cả các khoản lợi nhuận thu về từ hoạt động sản xuất kinh doanh, lợi nhuận tài chính, lợi nhuận phát sinh khác. Hay còn được hiểu là khoản lợi nhuận mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ.
1.2 Cách tính
Lợi nhuận trước thuế được tính bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí. Công thức tính lợi nhuận trước thuế như sau:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - tổng chi phí cố định - tổng chi phí phát sinh
Trong đó:
Tổng doanh thu: là toàn bộ doanh thu thu được từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp, không bao gồm các khoản khấu trừ. Thể hiện qua các hóa đơn bán hàng, biên lai bán ra.
Tổng chi phí cố định: bao gồm các chi phí cố định trong kinh doanh như chi phí giá vốn, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm kinh doanh, chi phí sản xuất…
Tổng chi phí phát sinh: các khoản chi phí phát sinh ngoài không nằm trong kế hoạch sản xuất kinh doanh, nhưng có phát sinh liên quan đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp
1.3 Tầm quan trọng của lợi nhuận trước thuế
Là một chỉ số quan trọng của doanh nghiệp để đánh giá tình hình sản xuất, hoạt động kinh doanh. Nên lợi nhuận trước thuế là một chỉ tiêu giúp cho doanh nghiệp giảm trừ được các rủi ro, tránh được những phát sinh không đáng có trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận trước thuế là một khoản lợi nhuận thực của công ty sau khi trừ đi các khoản chi phí và lãi vay, là kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Dựa trên kết quả đó, các nhà đầu tư có thể quyết định đầu tư hoặc không đầu tư.
Lợi nhuận trước thuế cũng cung cấp các thông tin ý nghĩa quan trọng để các nhà phân tích đầu tư, đánh giá phát sinh tín dụng một cách chính xác và tránh hạn chế sự sai sót đáng có.
2. Cách tính lợi nhuận trước thuế
Có 2 cách để tính lợi nhuận trước thuế:
Cách 1: Tính lợi nhuận trước thuế dựa vào Doanh thu và Chi phí
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu - Chi phí cố định - Chi phí phát sinh
Trong đó:
Tổng doanh thu: toàn bộ doanh thu thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp bán ra trong kỳ
Chi phí cố định: toàn bộ các chi phí doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ gồm chi phí giá vốn, chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, chi phí thuê nhân viên, chi phí thuê địa điểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp.
Chi phí cố định là khoản doanh nghiệp phải thanh toán định kỳ và hầu như là không thay đổi trong khoảng thời gian nhất định
Chi phí phát sinh: là các khoản chi phí phát sinh bên ngoài quá trình hoạt động kinh doanh và không theo kế hoạch của doanh nghiệp. Thường các chi phí phát sinh là khoản doanh nghiệp phải chịu nhằm phục vụ cho công việc.
Cách 2: Tính lợi nhuận trước thuế dựa vào lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận sau thuế + Chi phí lãi vay + Thuế TNDN
Trong đó:
Lợi nhuận sau thuế: là khoản lãi ròng, lợi tức của doanh nghiệp thu được sau khi trừ đi chi phí lãi vay và thuế Thu nhập doanh nghiệp
Chi phí lãi vay: là khoản chi phí doanh nghiệp thanh toán cho các khoản tiền đi vay vào mục đích phục vụ cho việc sản xuất, kinh doanh, vay vốn, đầu tư trang thiết bị cho doanh nghiệp.
Thuế TNDN: là khoản thuế trực thu, đánh trực tiếp vào khoản thu nhập của doanh nghiệp.
Trong các trường hợp, cả 2 cách tính này sẽ cho kết quả giống nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp khác, kết quả khác nhau nếu thu nhập ròng của công ty bao gồm thu nhập không đến từ bán hàng hoặc bao gồm các chi phí nhưng không phải là chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh.
3. Ý nghĩa của lợi nhuận trước thuế
3.1 Ý nghĩa lợi nhuận trước thuế với nhà quản trị Doanh nghiệp
Chủ doanh nghiệp có thể phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh dựa trên chỉ tiêu này
So sánh được doanh thu của doanh nghiệp và các đối thủ trực tiếp. Để có thể đưa ra các phương án, giải pháp khắc phục tình trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo hướng phát triển hơn.
Chủ doanh nghiệp có thể tránh được những phát sinh không đánh có trong quá trình quyết toán thuế, kêu gọi đầu tư từ bên ngoài.
3.2 Ý nghĩa lợi nhuận trước thuế với nhà đầu tư
Thước đo chính xác về khả năng sinh lời của công ty, giúp nhà đầu tư có cái nhìn về hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận khi bỏ qua khoản thuế và lãi vay.
Giúp nhà đầu tư so sánh được nghĩa vụ thuế, chi phí vay nợ giữa các doanh nghiệp với nhau.
Qua nội dung bài viết trên, chúng ta biết được rằng lợi nhuận trước thuế được coi là một chỉ số quan trọng trong việc giúp chủ doanh nghiệp có cái nhìn chính xác về tình hình nội tại liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp.
Còn với nhà đầu tư tài chính, chỉ số này giúp nhà đầu tư đánh giá được khái quát lợi nhuận của doanh nghiệp có ở mức an toàn và đáng đầu tư hay không.
Trên đây là giải đáp cho vấn đề lợi nhuận trước thuế là gì và cách tính lợi nhuận trước thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Những việc doanh nghiệp cần làm khi thay đổi địa giới hành chính Cập nhật địa chỉ doanh nghiệp trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020, trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có). Nếu có sự thay đổi về địa giới hành chính thì thông tin về trụ sở sở chính của doanh nghiệp cũng sẽ có sự thay đổi. Mặc dù thực tế doanh nghiệp không di chuyển trụ sở nhưng tên trụ sở về mặt hành chính thì tên địa chỉ đã không còn phù hợp. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là một trong những thông tin thể hiện Giấy chứng nhân đăng ký doanh nghiệp theo Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó, khoản 1 Điều 20 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Ngày 23/4/2025, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH về việc tăng cường quản lý Nhà nước đối với hoạt động cho thuê lại lao động. Theo Công văn 1759/BNV-CTL&BHXH, căn cứ quy định tại Bộ luật lao động năm 2019 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP, Bộ Nội vụ yêu cầu các Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý hoạt động cho thuê lại lao động, cụ thể như sau: - Về cấp phép và quản lý hoạt động cho thuê lại lao động: Các cơ quan chức năng thực hiện việc cấp phép cho các doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đảm bảo tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm có cần xin Giấy phép con của Sở? Căn cứ phụ lục I Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg thì mã ngành phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh dạy thêm là mã ngành 8559. Mã ngành này bao gồm các hoạt động giáo dục: - Giáo dục không xác định theo cấp độ tại các trung tâm đào tạo bồi dưỡng. - Các dịch vụ dạy kèm (gia sư). - Giáo dục dự bị. - Các trung tâm dạy học có các khoá học dành cho học sinh yếu kém. - Các khoá dạy về phê bình, đánh giá chuyên môn.
1. Công ty dưới 10 lao động có phải trích 1% phí công đoàn? Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 191/2013/NĐ-CP và Điều 23 Quyết định 1908/QĐ-TLĐ, nếu công ty có ít hơn 10 người nhưng có người lao động tham gia công đoàn thì mỗi tháng vẫn phải trích ra 1% để đóng phí công đoàn theo đúng quy định. Hiện nay, đối tượng đóng đoàn phí công đoàn gồm: - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân… - Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà Nhà nước không giữ cổ phần chi phối)…
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !