Ngày đăng tin : 22/06/2020
Chia sẻ thông tin hữu ích
Đối với người làm kế toán, việc một ngày nào đó có thể leo lên vị trí kế toán trưởng là điều ai cũng mong muốn. Kế toán trưởng là một vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, từ việc quản lý, giám sát, đào tạo nhân viên đến quản lý, kê khai tài chính, vạch ra các chiến lược dài hạn cho công ty. Đây không phải là một công việc đơn giản. Để giỏi trong lĩnh vực này lại càng khó khăn. Vậy những người giỏi họ đã làm như thế nào, cần kỹ năng gì? Liệu có phẩm chất gì đặc biệt giúp họ đạt được thành công?
Mời các bạn đọc bài viết!
Muốn làm giỏi bất kỳ một công việc gì thì trước tiên phải biết chính xác những việc mà mình sẽ phải làm. Đối với vị trí là kế toán trưởng sẽ chịu trách nhiệm với những công việc như sau:
Hàng tháng:
Xây dựng và thiết lập các báo cáo Kế toán
Theo dõi, hoạch định và tổ chức kiểm tra các nghiệp vụ kế toán, sổ sách chứng từ
Kiểm tra bảng lương, bảo hiểm, hợp đồng lao động
Tham mưu chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh hay chi phí thuế phát sinh do hóa đơn đầu vào chưa về hay hóa đơn đầu vào bị ghi sai thông tin. Mọi rủi ro trong tương lai thuộc thẩm quyền kế toán biết được thì thông báo sớm cho người Quản Lý Điều Hành Cty để giải quyết vấn đề phát sinh.
Hàng quý:
Kiểm tra báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn
Kiểm tra tờ khai tạm tính thuế Thu nhập Doanh nghiệp
Kiểm tra chi phí, doanh thu hàng quý và báo cáo cho ban điều hành công ty
Hàng năm:
Làm báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
Làm báo cáo tài chính
Và bên cạnh đó kế toán trưởng cũng sẽ là người trực tiếp quản lý, giám sát và đào tạo nhân viên kế toán ở các bộ phận.
Quyền hạn của kế toán trưởng:
Chỉ đạo trực tiếp các công việc của kế toán viên
Được đề nghị về vấn đề tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật các kế toán viên trong công ty
Yêu cầu các kế toán viên nộp các báo cáo kế toán, những tài liệu cần thiết liên quan
Các báo cáo về kế toán, các chứng từ, hay bất kỳ giấy tờ nào liên quan đến kế toán đều phải có chữ ký của kế toán trưởng mới hợp pháp
Vị trí kế toán trưởng đòi hỏi người phải có kinh nghiệm chuyên môn nghề nghiệp, năng lực cao, hiểu biết toàn diện về nền tảng kinh doanh của công ty, sử dụng thành thạo các phần mềm quản lý tài chính, phân tích tài chính,... cũng như các kỹ năng, chuyên môn liên quan đến nghiệp vụ kế toán.
Yếu tố đầu tiên được xét đến khi đánh giá một người kế toán trưởng giỏi chính là năng lực làm việc, năng lực chuyên môn của họ. Vì vậy đòi hỏi người làm phải có năng lực chuyên môn cao cũng như khả năng phân tích, tư duy nhạy bén, tầm nhìn xa trông rộng, ….
Bạn phải thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng đặc biệt là giỏi Excel dùng để tính toán phân tích số liệu, Word và kỹ năng soạn thảo văn bản cũng phải loại khá vì khi làm việc bạn cần thường xuyên phải soạn các văn bản để trình lãnh đạo hoặc gửi ra bên ngoài, sử dụng tốt các phần mềm chuyên về kế toán. Tiếng Anh của bạn cũng phải đủ để có thể giao tiếp với các đối tác hay thành viên trong công ty là người nước ngoài và đọc các tài liệu, viết các báo cáo tài chính kế toán.
Đặc điểm của công việc kế toán trưởng là bạn sẽ trực tiếp giám sát, quản lý và làm việc với nhiều nhân viên cấp dưới. Nếu không có kỹ năng giao tiếp thành thục, bạn sẽ mắc sai lầm của một người quản lý. Hệ quả đó là công việc không trôi chảy, trì trệ, tinh thần làm việc của mỗi cá nhân khác đều bị ảnh hưởng.
Do đó kỹ năng giao tiếp rất quan trọng và đó là kỹ năng mềm mà mỗi người ở vị trí quản lý cần phải có.
Kế toán trưởng là người cầm chuôi, chịu trách nhiệm tổng hợp thông tin, kết quả báo cáo, truyền đạt lại yêu cầu của sếp tổng. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải khéo léo trong giao tiếp, cách truyền đạt hiệu quả nhất. Làm sao khi nói để tất cả nhân viên cấp dưới đều tin và nghe theo.
Ngành kế toán liên quan trực tiếp giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích Nhà nước. Do đó, mỗi kế toán viên không chỉ phải nắm rõ các điều khoản luật kinh tế, luật doanh nghiệp, luật thuế. Mà cần phải cập nhật thường xuyên các điều khoản, nghị định mới được ban hành trong mỗi năm.
Chưa kể đến kế toán trưởng, là người chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra những quyết định quan trọng. Vì vậy nếu muốn trở thành kế toán trưởng giỏi đòi hỏi bạn phải nắm bắt, am hiểu, bắt kịp các điều khoản bổ sung, điều khoản sửa đổi liên quan đến luật doanh nghiệp, thuế....
Tính chất công việc của một kế toán trưởng luôn dày đặc giữa những báo cáo, những kế hoạch, chiến lược đầu tư. Bạn sẽ luôn phải động não tính toán suy nghĩ, đặc biệt vào dịp cuối năm. Đây là thời điểm kế toán trong doanh nghiệp bận rộn nhất vì phải làm các loại báo cáo cho doanh nghiệp, cho cơ quan thuế, phân tích – lập báo cáo tài chính,….
Chính vì vậy, giữa những áp lực công việc từ mọi phía dồn đến. Người làm kế toán trưởng phải có một tinh thần thép. Khả năng chịu được áp lực cao và kỹ năng quản lý thời gian tốt. Sắp xếp hoàn chỉnh lịch làm việc phù hợp để công việc chạy đúng tiến độ.
Tư duy và kiến thức kinh doanh tốt cũng là một kỹ năng được nhận thấy ở những kế toán trưởng giỏi. Họ có thể kết hợp được sự hiểu biết về các mô hình kinh tế, các phương pháp kinh doanh; với các quy tắc kế toán, các phương pháp nghiệp vụ, quy định về thuế. Từ đây, họ tìm ra được những phương án tối ưu cho doanh nghiệp nhằm đáp ứng được cả hai yêu cầu: kế toán – kinh doanh.
Kế toán trưởng là một phần quan trọng của doanh nghiệp, họ không thể không đặt mình vào vị trí của người làm kinh doanh.
Những kế toán trưởng giỏi biết cách sắp xếp tổ chức công việc sao cho hiệu quả và tiết kiệm thời gian nhất có thể. Họ phải thực hiện một khối lượng lớn công việc liên quan đến số liệu, đòi hỏi tính tỉ mỉ và cẩn thận cao. Với khả năng tổ chức công việc tốt, họ sẽ không bỏ sót bất kỳ một nhiệm vụ nào.
Đạo đức nghề nghiệp là một yếu tố mà tất cả các ngành nghề đều đòi hỏi. Đối với vị trí kế toán trưởng – người nắm rõ các tài liệu kế toán, thuế, cũng như các thông tin kinh doanh quan trọng của doanh nghiệp – yếu tố này lại càng là phẩm chất bắt buộc. Ở đây, đạo đức nghề nghiệp của kế toán trưởng thể hiện ở việc tuân thủ các quy tắc kế toán, quy định của doanh nghiệp và luật của nhà nước.
Dù là vấn đề đơn giản hay phức tạp, kế toán trưởng đều cần chú ý đến từng chi tiết nhỏ. Một dấu phẩy ở sai vị trí hay một chữ số 0 bị thiếu cũng có thể làm sai lệch toàn bộ kết quả. Từ đó, doanh nghiệp có thể sẽ phải trả mức thuế cao hơn hoặc tệ hơn, bị phạt.
Luật, quy định, quy tắc kế toán luôn thay đổi. Mặc dù một kế toán trưởng cần nắm vững những kiến thức cơ bản, nếu họ không cập nhật thông tin, họ có thể bị tụt lại phía sau. Đây chắc chắn là một tình trạng mà không một ai mong muốn.
Kế toán trưởng giỏi sẽ tự biết rằng: dù họ đã ở vị trí này, họ cũng không thể dừng việc học hỏi. Họ cần nắm bắt được những thông tin mới nhất liên quan đến nghề nghiệp để áp dụng một cách chính xác và hiệu quả.
Thị trường, nền kinh tế, và xã hội luôn luôn thay đổi. Những công nghệ mới, những nhu cầu mới luôn luôn xuất hiện. Những kế toán trưởng có khả năng cập nhật và thích ứng nhanh sẽ là những nhân sự có giá trị của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Đặc biệt là đối với những công nghệ mới – yếu tố giúp kế toán trưởng hoàn thành công việc hiệu quả và dễ dàng hơn. Những kế toán trưởng có khả năng sử dụng thành thạo các phần mềm tin học văn phòng, các phần mềm kế toán, sẽ thực hiện nhiệm vụ nhanh chóng và chính xác hơn. Những ai không chịu thay đổi sẽ bị đào thải.
Kế toán trưởng thường được biết đến là người làm việc với các con số. Mặc dù vậy, điều này không có nghĩa công việc này không có chỗ để họ phát huy tư duy sáng tạo. Một kế toán trưởng giỏi không thể chỉ luôn luôn dựa vào một phương pháp duy nhất nếu như họ có thể tìm ra được những ý tưởng mới hiệu quả hơn.
Đối với những vấn đề phát sinh bất ngờ chưa từng gặp phải, kế toán trưởng cần tìm ra được phương hướng giải quyết hiệu quả.
Kế toán trưởng làm việc với các thông tin quan trọng của doanh nghiệp như báo cáo tài chính, tình hình kinh doanh, thuế, ngân sách, dự án kinh tế, hợp tác, tài khoản ngân hàng, tài sản ròng... Do vậy, chủ lao động luôn tìm kiếm một kế toán trưởng đáng tin cậy. Họ cần được đảm bảo rằng thông tin về doanh nghiệp luôn được giữ an toàn và bí mật. Bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng sẽ không muốn phải sống với nỗi lo sợ rằng thông tin có thể bị rò rỉ.
Cơ hội việc làm vị trí kế toán trưởng luôn mở rộng với những người chăm chỉ, cầu tiến, các ứng viên cần trang bị cho mình những yếu tố giúp thăng tiến nhanh hơn. Ứng viên chính là người chịu trách nhiệm phấn đấu cho vị trí công việc mà mình mong muốn.
Công việc nào cũng vậy, bên cạnh cơ hội đều có những áp lực riêng. Sàn kế toán hy vọng bài viết này phần nào có thể định hình về công việc kế toán trưởng và có hướng phát triển cho riêng mình.
Chúc các bạn thành công!
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !