Ngày đăng tin : 21/06/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Kế toán trưởng là gì?
Kế toán trưởng (Chief Accountant) là người được Bộ Tài chính cấp phép trở thành kế toán trưởng. Kế toán trưởng phụ trách, chỉ đạo chung các hoạt động của bộ phận kế toán. Kế toán trưởng có thể là trưởng bộ phận hoặc trưởng nhóm, tùy theo quy mô của doanh nghiệp. Trong các công ty lớn, kế toán trưởng giám sát một nhóm các chuyên gia tài chính, và làm việc dưới quyền giám đốc tài chính (CFO).
Các công ty ở Việt Nam thường yêu cầu bổ nhiệm vị trí kế toán trưởng để đảm nhiệm chức năng kế toán và thuế.
Nhiệm vụ của kế toán trưởng
1. Quản lý hoạt động của bộ phận kế toán
Kế toán trưởng là một trong các quản lý cao cấp, đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý trong việc tăng lợi nhuận và cắt giảm chi phí. Khi nền kinh tế đi xuống, vai trò của họ sẽ gia tăng do các phương pháp tài chính sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ các kế toán viên trong bộ phận kế toán. Họ cần đảm bảo rằng mọi cá nhân trực thuộc sẽ thay đổi phù hợp với nhu cầu thị trường và tham gia đầy đủ các chương trình đào tạo. Kế toán trưởng cũng là người hướng dẫn cho nhân viên mới các quy trình làm việc và các quy định công thức kế toán của công ty.
Vị trí này cũng có nhiệm vụ đảm bảo tiến độ và hiệu suất công việc trong doanh nghiệp và các chi nhánh, cung cấp báo cáo kịp thời cho lãnh đạo và đưa ra ý kiến đóng góp giúp lãnh đạo xử lý các vấn đề phát sinh một cách hiệu quả và kịp thời.
Trong quản lý hoạt động kế toán, kế toán trưởng sẽ áp dụng các công nghệ, kỹ thuật mới giúp gia tăng hiệu quả, giảm thời gian và chi phí.
Ngoài ra, kế toán trưởng cũng là người thực hiện các giao dịch với ngân hàng.
2. Giám sát việc quyết toán
Kế toán trưởng cần giám sát việc quyết toán các khoản thu chi, tổ chức kiểm kê tài sản, dòng tiền của doanh nghiệp vào cuối năm tài chính. Tuy nhiên, các quản lý cấp cao có thể yêu cầu quyết toán bất cứ thời điểm nào, do vậy kế toán trưởng cần luôn chuẩn bị sẵn sàng.
Kế toán trưởng cũng là người thực hiện trình bày kết quả với ban điều hành và đôi khi là với các bên liên quan nếu có.
3. Đảm bảo tính hợp pháp trong sổ sách kế toán
Đối với nhiệm vụ này, kế toán trưởng cần đảm bảo được tính chính xác, kịp thời, hợp pháp trong các tài liệu, sổ sách kế toán, các giấy thanh toán, báo cáo tài chính, bảng kê, bảng cân đối kế toán, bảo hiểm, công nợ với ngân hàng, khách hàng cũng như chủ đầu tư. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm với kiểm toán viên về các sổ sách tài liệu của doanh nghiệp.
4. Lập báo cáo tài chính
Kế toán trưởng tham gia vào việc lập các báo cáo tài chính vào thời gian quy định và trình bày báo cáo với những lãnh đạo cấp cao.
Những báo cáo tài chính này có thể là do kế toán viên hoặc do chính kế toán trưởng lập.
5. Tham gia phân tích và dự báo
Từ các phân tích này, kế toán trưởng sẽ đưa ra các dự báo về nguồn tài chính, đưa ra các kiến nghị trong việc thu hút nguồn tài chính cho doanh nghiệp nhằm duy trì ngân sách; hỗ trợ ban lãnh đạo trong việc xử lý các rủi ro, sai phạm và vi phạm tài chính hoặc pháp luật.
Kế toán trưởng hiểu rõ về các hoạt động kế toán tài chính của doanh nghiệp. Do đó, những phân tích và dự báo của họ có ý nghĩa quan trọng.
Nhiệm vụ khác
Ngoài các nhiệm vụ chính liên quan đến kế toán và thuế, kế toán trưởng có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác nếu thấy cần thiết hoặc theo yêu cầu của cấp trên. Nhiệm vụ của kế toán trưởng còn phụ thuộc vào doanh nghiệp họ đang làm việc.
Quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng
Quyền hạn
Kế toán trưởng có quyền hạn độc lập đối với các công việc liên quan tới kế toán, tài chính. Kế toán trưởng ở những doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước còn có quyền đưa ra ý kiến với người đại diện pháp luật của đơn vị (có thể là giám đốc pháp lý hoặc trưởng phòng pháp lý) về việc thay đổi nhân sự (tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật); yêu cầu kế toán viên cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu kế toán. Khi ý kiến về chuyên môn kế toán của kế toán trưởng khác với ý kiến của lãnh đạo, kế toán trưởng có quyền giữ ý kiến của mình.
Trách nhiệm
Kế toán trưởng có trách nhiệm thực hiện công việc kế toán và tổ chức quản lý bộ phận kế toán theo các quy định của pháp luật. Ngoài ra, kế toán trưởng là người lập các báo cáo về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm đảm bảo sổ sách kế toán chính xác và đầy đủ, cũng như các hoạt động kế toán, tài chính, thuế của doanh nghiệp là phù hợp với quy định của pháp luật.
Thăng tiến nghề nghiệp kế toán trưởng
Trước khi trở thành kế toán trưởng, ứng viên cần có chứng chỉ kế toán, nền tảng kiến thức chuyên sâu về kế toán và nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí thấp hơn hoặc tương đương. Vị trí kế toán trưởng chịu trách nhiệm quan trọng trong các hoạt động kế toán, thuế, liên quan tới các vấn đề pháp luật của doanh nghiệp. Do đó, việc lựa chọn một kế toán trưởng có đầy đủ năng lực là vô cùng quan trọng.
Kế toán trưởng có nhiều cơ hội thăng tiến lên những vị trí quản lý cấp cao hơn. Nhiều kế toán trưởng thành lập công ty riêng cung cấp dịch vụ kế toán trưởng bán thời gian cho các doanh nghiệp.
Không phải ai học ra cũng ngay lập tức được tuyển dụng làm Kế toán trưởng bởi chưa có kinh nghiệm làm việc và quản trị thực tế. Vì thế, mọi ứng viên – nhân sự bộ phận kế toán cần kiên nhẫn và nghiêm túc đi theo lộ trình thăng tiến cơ bản nhất. Cụ thể:
Để trở thành kế toán trưởng phải thỏa mãn các điều kiện và tiêu chuẩn tuyển dụng tương ứng của DN
Đó có thể là kế toán bán hàng, kế toán thu mua, kế toán thuế, kế toán công nợ, kế toán kho, kế toán tiền lương… Đây là những vị trí kế toán bộ phận, chịu trách nhiệm cho từng mảng kế toán từng phần hành riêng lẻ để bước đầu tiếp xúc và làm quen với công việc kế toán thực tế; từ đó, học hỏi và tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng làm việc thực tế.
Giai đoạn này thường kéo dài trong khoảng 1-3 năm sau ra trường và đặc biệt quan trọng, tạo nền tảng, đòn bẩy vững chắc trước khi đảm nhận những vị trí kế toán cao hơn.
Cấp bậc này dành cho các cá nhân có kinh nghiệm làm việc từ 3-5 năm, có trình độ chuyên môn vững vàng bởi yêu cầu về khả năng tổng hợp và bao quát các hoạt động kế toán trong DN, hỗ trợ trực tiếp cho công việc của Kế toán trưởng.
Là người đứng đầu và chịu trách nhiệm toàn bộ cho hoạt động kế toán của bộ phận, tham mưu cho giám đốc tài chính và ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến tài chính trong DN.
Cần thừa nhận rằng, trở thành Kế toán trưởng không hề dễ. Ứng viên phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và điều kiện tuyển dụng tương ứng của DN, đồng thời, không thuộc các trường hợp cấm làm Kế toán trưởng theo quy định của pháp luật. Hy vọng những thông tin được Tuyencongnhan.vn chia sẻ trên đây sẽ hữu ích với những ai có ý định xây dựng sự nghiệp qua con đường trở thành Kế toán, nuôi mơ ước thăng tiến lên vị trí Kế toán trưởng.
Sàn kế toán - Là website tuyển dụng chuyên về nhân sự kế toán - Việc làm kế toán - Thực tập kế toán
Với mục tiêu thành lập là cầu nối giữa nhà tuyển dụng và ứng viên, Sanketoan.vn là website tuyển dụng uy tín, chất lượng hoàn toàn miễn phí được ưa chuộng với nhiều tính năng nổi bật. Đặc biệt, Sanketoan.vn không chỉ hỗ trợ cho ứng viên nhanh chóng tìm được việc làm mà còn là dịch vụ cung ứng nhân lực kế toán đầu tiên tại Việt Nam yêu cầu ứng viên thi trắc nghiệm kiểm tra chuyên môn sau khi ứng tuyển.
Thông tin liên hệ của Sàn kế toán:
Hotline: 0912476286 02473010268
Website: https://sanketoan.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/sanketoan.vn
Group Facebook: https://www.facebook.com/groups/PMFast
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UC3mPJfVVCdEcso_EPSz_XKA
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. 4 trường hợp được hoàn trả tiền đóng BHYT năm 2025 Theo Điều 20 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 và Quyết định 896/QĐ-BHXH năm 2021 quy định, người đang tham gia BHYT theo nhóm đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng và nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong 04 trường hợp sau: (1) Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008) - Số tiền hoàn trả: Tính theo mức đóng BHYT và thời gian đã đóng tiền nhưng chưa sử dụng thẻ.
Đề xuất mới về thời điểm hưởng lương hưu từ 01/7/2025 Theo dự thảo Thông tư quy định chi tiết thời điểm hưởng lương hưu, việc tính, việc xác định điều kiện hưởng đối với từng trường hợp để giải quyết chế độ hưu trí (sau đây gọi tắt là dự thảo Thông tư), thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện thực hiện theo quy định tại Điều 101 của Luật Bảo hiểm xã hội và được quy định chi tiết như sau: (1) Thời điểm hưởng lương hưu đối với người tham gia BHXH tự nguyện có thời gian đóng BHXH từ đủ 15 năm trở lên: Tính từ ngày đầu tiên của tháng liền kề sau tháng đủ tuổi nghỉ hưu. Ví dụ 1: Ông A sinh ngày 05/4/1964, tham gia BHXH tự nguyện và đóng BHXH 19 năm. Tính đến tháng 7/2025, ông A tròn 61 tuổi 3 tháng, đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định. Trong trường hợp này, thời điểm hưởng lương hưu của ông A được tính từ ngày 01/8/2025.
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !