Ngày đăng tin : 21/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
Quy định về quy đổi chênh lệch ngoại tệ
Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ tài chính, khi phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại thì cần phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế.
Cụ thể như sau:
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 200/2014/TTBTC cụ thể như sau:
1. Theo Điều 51 Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các khoản nợ phải trả cho người bán theo từng loại nguyên tệ. Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ thì thực hiện theo nguyên tắc:
Khi phát sinh các khoản nợ phải trả cho người bán (bên có tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh (là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi thường xuyên có giao dịch). Riêng trường hợp ứng trước cho nhà thầu hoặc người bán, khi đủ điều kiện ghi nhận tài sản hoặc chi phí thì bên Có tài khoản 331 áp dụng tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh đối với số tiền đã ứng trước.
Khi thanh toán nợ phải trả cho người bán (bên Nợ tài khoản 331) bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi sổ thực tế đích danh cho từng đối tượng chủ nợ (Trường hợp chủ nợ có nhiều giao dịch thì tỷ giá thực tế đích danh được xác định trên cơ sở bình quân gia quyền di động các giao dịch của chủ nợ đó). Riêng trường hợp phát sinh giao dịch ứng trước tiền cho nhà thầu hoặc người bán thì bên Nợ tài khoản 331 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế (là tỷ giá bán của ngân hàng nơi thường xuyên có giao dịch) tại thời điểm ứng trước;
Doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật. Tỷ giá giao dịch thực tế khi đánh giá lại khoản phải trả cho người bán là tỷ giá bán ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Các đơn vị trong tập đoàn được áp dụng chung một tỷ giá do Công ty mẹ quy định (phải đảm bảo sát với tỷ giá giao dịch thực tế) để đánh giá lại các khoản phải trả cho người bán có gốc ngoại tệ phát sinh từ các giao dịch trong nội bộ tập đoàn.
2. Theo Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC
a) Tỷ giá giao dịch thực tế đối với các giao dịch bằng ngoại tệ phát sinh trong kỳ:
Tỷ giá giao dịch thực tế khi mua bán ngoại tệ (hợp đồng mua bán ngoại tệ giao ngay, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi): Là tỷ giá ký kết trong hợp đồng mua, bán ngoại tệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng thương mại;
Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại. Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.
Hướng dẫn hạch toán giá trị và thuế hàng nhập khẩu
Ví dụ minh họa:
Công ty TNHH ABC nhập khẩudàn máy tính 30 chiếc với giá 400USD/bộ = 12.000 USD.
Có 3 trường hợp thanh toán như sau:
1. Công ty ABC thanh toán trước toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp
Ngày 20/11/2020 thanh toán toàn bộ 12.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là 23.000). Hạch toán như sau:
Nợ TK 331: 12.000 x 23.000
Có TK 112: 12.000 x 23.000
Ngày 1/12/2020 hàng về tới cảng (tỷ giá trên tờ khai là 23.200, kế toán không được lấy tỷ giá này để hạch toán vào giá trị hàng hóa, tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… GTGT). Hạch toán như sau:
Nợ TK 156: 12.000 x 23.000 (theo tỷ giá ngày ứng trước là 23.000)
Có TK 331: 12.000 x 23.000
2. Công ty ABC thanh toán thành nhiều lần cho nhà cung cấp:
Ngày 20/11/2020 thanh toán trước 1 phần: 5.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó là 23.000). Ghi như sau:
Nợ TK 331: 5.000 x 23.000
Có TK 112: 5.000 x 23.000
Ngày 1/12/2020 hàng về đến cảng (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là 23.200). Ghi như sau:
Nợ TK 156: (5.000 x 23.000) + (7.000 x 23.200)
Có TK 331: (4.000 x 21.000) + ( 7.000 x 23.200)
Ngày 10/12/2020 thanh toán nốt số tiền còn lại cho NCC là 7.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó là 23.100), ghi như sau:
Nợ các TK 331: 7.000 x 23.200 = 162.400.000 (Chỉ lấy phần chênh lệch ngày 1/12)
Có các TK 112: 7.000 x 23.100 = 161.700.000
Có TK 515: 7.000 x (23.200 – 23.100) = 700.000
3. Công ty ABC thanh toán sau cho nhà cung cấp
Ngày 1/12/2020 hàng về đến cảng (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó là 23.200), ghi như sau:
Nợ TK 156: 12.000 x 23.200
Có TK 331: 12.000 x 23.200
Ngày 10/12/2020, công ty thanh toán toàn bộ số tiền cho nhà cung cấp (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà DN mở tải khoản giao dịch hôm đó là 23.500), ghi như sau:
Nợ TK 331: 12.000 x 23.200 = 278.400.000
Nợ TK 635: 12.000 x (23.500 – 23.200) = 3.600.000
Có các TK 112: 12.000 x 23.500 = 282.000.000
Trên đây là chúng ta vừa hạch toán giá trị của hàng nhập khẩu, để hạch toán các khoản thuế phát sinh khi nhập khẩu.
Lưu ý: Các loại thuế như thuế xuất-nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT… hàng nhập khẩu bên hải quan đã tính cả rồi, chỉ cần hạch toán tiền thuế dựa theo tờ khai hải quan thôi nhé.
Các khoản thuế nhập khẩu, tiêu thụ đặc biệt, lệ phí phát sinh cho vào giá trị hàng hóa.
Thuế GTGT kê khai để khấu trừ.
Hạch toán tiền thuế nhập khẩu, TTĐB hàng nhập khẩu như sau:
Nợ TK 156: Tổng tiền các loại thuế (Trừ thuế GTGT)
Có TK 3333 – Thuế Nhập khẩu
Có TK 3332 – Thuế Tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333… – Nếu có thuế khác
Khi nộp tiền thuế: Thuế GTGT hàng nhập khẩu, XNK, TTĐB, BVMT…. ghi như sau:
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3332: Thuế TTĐB
Nợ TK 3333: Thuế XNK
Nợ TK 333… (Các loại thuế, phí, lệ phí khác nếu có)
Có TK 111, 112
Khấu trừ thuế GTGT hàng Nhập khẩu như sau:
Nợ TK 1331
Có TK 33312 – Thuế GTGT Hàng Nhập khẩu
Nếu phát sinh các chí phí khác như: Vận chuyển, bên bãi, lưu kho ….
Nợ TK 156, 152, 153, 211…
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Như vậy giá trị hàng nhập khẩu được tính như sau:
Giá nhập kho = Giá hàng mua + Thuế nhập khẩu + Thuế TTĐB (nếu có) + Chi phí mua hàng.
Áp dụng với ví dụ trên, Công ty TNHH ABC nhập dàn máy tính 30 chiếc với giá CIF là 400USD/bộ = 12.000 USD, thuế nhập khẩu 25%, thuế GTGT hàng nhập khẩu 10%.
1. Trường hợp thanh toán trước toàn bộ số tiền
Ngày 20/11/2020 thanh toán toàn bộ 12.000 USD (tỷ giá bán ra của ngân hàng mà doanh nghiệp mở tài khoản giao dịch hôm đó là 23.000). Hạch toán như sau:
Nợ TK 331: 12.000 x 23.000 = 276.000.000
Có TK 112: 276.000.000
Ngày 1/12/2020 hàng về tới cảng (tỷ giá trên tờ khai là 23.200, kế toán không được lấy tỷ giá này để hạch toán vào giá trị hàng hóa, tỷ giá này chỉ để cơ quan Hải quan tính thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt… GTGT). Hạch toán như sau:
Nợ TK 156: 12.000 x 23.000 (theo tỷ giá ngày ứng trước là 23.000)
Có TK 331: 276.000.000
Hạch toán thuế nhập khẩu và thuế GTGT theo tờ khai hải quan:
Nợ TK 156: (Thuế nhập khẩu) – Số tiền thuế NK trên tờ khai hải quan
Có TK 3333: (Thuế nhập khẩu)
Khấu trừ thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 133:
Có TK 33312: Số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan
Khi nộp tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước:
Nợ TK 33312: Số tiền thuế GTGT trên tờ khai hải quan
Nợ TK 3333: Số tiền thuế NK trên tờ khai hải quan
Có TK: 111, 112: Tổng số tiền thuế phải nộp
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
1. Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025? Theo quy định, người lao động đạt điều kiện nghỉ hưu sớm theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thì không bị trừ tỷ lệ mức lương hưu hằng tháng. Cụ thể: * Điều kiện chung: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động: - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là: Với lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng Với lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !