Ngày đăng tin : 13/10/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Điều kiện đăng ký sáng chế quốc tế
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền Đăng ký bằng sáng chế quốc tế:
Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức, chi phí của mình;
Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, vật chất cho tác giả dưới hình thức thuê, giao việc.
Trường hợp nhiều cá nhân, tổ chức cùng nhau tạo ra hoặc đầu tư để tạo ra sáng chế thì phải có sự đồng ý của tất cả các cá nhân, tổ chức đó mới được đăng ký.
2. Các hình thức đăng ký sáng chế quốc tế
Hiện nay, doanh nghiệp muốn tiến hành đăng ký sáng chế quốc tế có thể lựa chọn các phương thức sau:
Nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp tại từng quốc gia: Chủ sở hữu sáng chế nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế tại quốc gia mà mình muốn đăng ký bảo hộ. Việc xử lý đơn sẽ được sẽ áp dụng theo quy định của từng quốc gia.
Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế theo Công ước Paris về Bảo hộ Sở hữu công nghiệp: Chủ sở hữu nộp đơn đăng ký sáng chế tại một trong các nước thành viên trước thì khi nộp đơn đăng ký tại nước khác sẽ được hưởng quyền ưu tiên trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên. Việc xử lý đơn sẽ áp dụng pháp luật quốc gia nộp đơn đăng ký.
Nộp đơn đăng ký sáng chế quốc tế qua Hiệp ước hợp tác Patent (hiệp ước PCT)
3. Hướng dẫn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT
Căn cứ Điều 11 Nghị định 103/2006/NĐ-CP, đơn quốc tế về sáng chế bao gồm 02 loại:
- Đơn PCT có chỉ định hoặc có chọn Việt Nam: Đơn đăng ký có yêu cầu bảo hộ tại Việt Nam, có thể nộp tại bất kỳ nước Thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả là Việt Nam.
- Đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam: Đơn đăng ký được nộp tại Việt Nam, trong đó có yêu cầu bảo hộ tại bất kỳ nước thành viên nào của Hiệp ước PCT, kể cả là Việt Nam.
3.1. Đăng ký sáng chế quốc tế theo Hiệp ước PCT có chỉ định Việt Nam
Thành phần hồ sơ
02 Tờ khai đăng ký sáng chế;
Bản sao đơn quốc tế (trường hợp yêu cầu vào giai đoạn quốc gia trước ngày công bố quốc tế);
01 bản dịch ra tiếng Việt của bản mô tả và bản tóm tắt trong đơn quốc tế (bản công bố hoặc bản gốc nộp ban đầu, nếu đơn chưa được công bố và bản sửa đổi và bản giải thích phần sửa đổi, nếu đơn quốc tế có sửa đổi theo Điều 19 Hiệp ước PCT);
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).
Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế có được coi là hợp lệ hay không
Trường hợp đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 02 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Công bố đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn Đăng ký bằng sáng chế quốc tế
Được tiến hành khi có yêu cầu thẩm định nội dung;
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ (tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp), qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp.
(Theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
3.2. Thủ tục đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT có nguồn gốc Việt Nam
Thành phần hồ sơ
- 03 Đơn quốc tế nguồn gốc Việt Nam phải được làm bằng tiếng Anh
- 01 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ)
Trình tự thực hiện
Bước 1: Tiếp nhận đơn
Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Xử lý đơn:
Xác định đối tượng yêu cầu bảo hộ có thuộc diện bí mật quốc gia hay không;
Thông báo các khoản phí, lệ phí cần phải nộp và thông báo cho người nộp đơn để chuyển cho Văn phòng quốc tế;
Gửi một bản (bản hồ sơ) của đơn quốc tế có nguồn gốc Việt Nam cho Văn phòng quốc tế và một bản (bản tra cứu) cho cơ quan tra cứu quốc tế.
(Theo khoản 27 Mục 1 Chương 1 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, sửa đổi bởi Thông tư 16/2016/TT-BKHCN)
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !