Ngày đăng tin : 12/11/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thời gian triển khai hóa đơn điện tử tại 6 tỉnh, thành
Theo thông tin LuatVietnam cập nhật được từ Trung tâm điều hành hóa đơn điện tử Tổng cục Thuế và thông tin tuyên truyền của 06 Cục Thuế được lựa chọn triển khai giai đoạn 1 (gồm Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ, Bình Định), sáng thứ 2 ngày 15/11/2021 sẽ diễn ra Lễ triển khai hóa đơn điện tử chính thức theo Nghị định 123.
Từ ngày 15/11/2021, các Cục Thuế nêu trên sẽ triển khai các công tác phối hợp với các Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử được Tổng cục Thuế thẩm định phê duyệt, thông báo tới các doanh nghiệp trên địa bàn quản lý tiến hành thủ tục đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
2. Lựa chọn Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử
Ngày 05/11/2021, Tổng cục Thuế đã ban hành Quyết định số 1540/QĐ-TCT phê duyệt danh sách các tổ chức đáp ứng đủ điều kiện ký hợp đồng cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan thuế, cụ thể bao gồm:
1. Công ty Cổ phần Misa
2. Công ty Cổ phần Đầu tư công nghệ và thương mại Softdreams
3. Công ty TNHH Hóa đơn điện tử M-INVOICE
4. Công ty TNHH Phát Triển Công Nghệ Thái Sơn
5. Công ty Cổ phần Công nghệ Tin học EFY Việt Nam.
6. Công ty Cổ phần công nghệ thẻ Nacencomm
7. Công ty Cổ phần dịch vụ T-VAN HILO
8. Công ty TNHH Hệ thống thông tin FPT
Hiện nay, Tổng cục Thuế đang phối hợp với các tổ chức nêu trên để hoàn thiện hợp đồng và chuẩn bị phương án kết nối trên môi trường triển khai chính thức.
Ngoài ra, từ ngày 05/11/2021, Tổng cục Thuế (Cục CNTT) đã bắt đầu tiếp nhận hồ sơ đề nghị đăng tải công khai thông tin của tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử lên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo Thông báo số 421/TB-TCT ngày 08/10/2021.
Các doanh nghiệp căn cứ vào thông tin các Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để lựa chọn sử dụng hoặc yêu cầu Tổ chức cung cấp nâng cấp phần mềm hiện có đáp ứng theo Nghị định 123.
3. Chuyển đổi sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 ra sao?
Công tác chuẩn bị triển khai sử dụng hóa đơn điện tử từ ngày Lễ kích hoạt (15/11/2021) có lộ trình như sau:
- Đối với các doanh nghiệp đã phát hành hóa đơn theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC nhưng chưa sử dụng: Đề nghị Tổ chức cung cấp ưu tiên hỗ trợ chuyển đổi hóa đơn sang định dạng chuẩn của Thông tư 78/2021/TT-BTC ngay, đồng thời lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT Tờ khai đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử (ban hành kèm Phụ lục IA Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) đảm bảo khi hệ thống chính thức nhấn nút triển khai sẽ gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng HĐĐT có mã của cơ quan thuế.
- Đối với các doanh nghiệp chưa phát hành hóa đơn điện tử: Tiến hành ký hợp đồng với Tổ chức cung cấp, xây dựng hóa đơn theo chuẩn định dạng Thông tư 78/2021/TT-BTC và lập Mẫu 01/ĐKTĐ-HĐĐT (Phụ lục IA Nghị định số 123/2020/NĐ-CP) đảm bảo khi hệ thống chính thức nhấn nút triển khai sẽ gửi đến Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế để đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế kể từ ngày kích hoạt hệ thống.
- Đối với các doanh nghiệp đã sử dụng hóa đơn theo Thông tư 32/2011/TT-BTC: Các Phòng, Chi cục Thuế chủ động phối hợp với các Tổ chức cung cấp (theo danh sách đính kèm) hướng dẫn doanh nghiệp cách thức chuyển đổi tập trung từ hóa đơn theo Thông tư 32 sang Thông tư 78.
4. Hủy hóa đơn giấy và hóa đơn điện tử đã phát hành trước đó thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 123 quy định:
Kể từ thời điểm cơ quan thuế chấp nhận đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định tại Nghị định này, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã thông báo phát hành theo các quy định trước đây, tiêu hủy hóa đơn giấy đã thông báo phát hành nhưng chưa sử dụng (nếu có). Trình tự, thủ tục tiêu hủy thực hiện theo quy định tại Điều 27 Nghị định 123.
5. Sử dụng hóa đơn có mã hay không có mã của cơ quan thuế?
Doanh nghiệp căn cứ vào Điều 91 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 để xác định doanh nghiệp mình thuộc đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử theo hình thức nào:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế:
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
+ Ngoài ra, với những doanh nghiệp thuộc đối tượng rủi ro cao về thuế thì cũng thuộc diện áp dụng hóa đơn điện tử có mã.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
+ Doanh nghiệp kinh doanh ở lĩnh vực: điện lực, xăng dầu, bưu chính viễn thông, nước sạch, tài chính tín dụng, bảo hiểm, y tế, kinh doanh thương mại điện tử, kinh doanh siêu thị, thương mại, vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, đường biển, đường thủy.
+ Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đã hoặc sẽ thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin, có hệ thống phần mềm kế toán, phần mềm lập hóa đơn điện tử đáp ứng lập, tra cứu hóa đơn điện tử, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử theo quy định và bảo đảm việc truyền dữ liệu hóa đơn điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
- Bên cạnh việc doanh nghiệp tự xác định, cơ quan thuế thực hiện phân nhóm doanh nghiệp, người nộp thuế, phê duyệt đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không mã.
6. Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế thế nào?
Nghị định 123 quy định doanh nghiệp sẽ thực hiện chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan Thuế:
- Đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế: doanh nghiệp khi thực hiện xuất hóa đơn, ký số sẽ gửi hóa đơn đến cơ quan Thuế để thực hiện cấp mã sau đó gửi cho người mua.
- Đối với hóa đơn điện tử không có mã cơ quan thuế: doanh nghiệp sử dụng hình thức hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan Thuế sẽ thực hiện chuyển dữ liệu cho cơ quan Thuế, gồm 2 phương thức:
+ Phương thức chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử theo Bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo Mẫu số 01/TH-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này cùng thời hạn nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với các trường hợp sau:
Cung cấp dịch vụ thuộc lĩnh vực: bưu chính viễn thông, bảo hiểm, tài chính ngân hàng, vận tải hàng không, chứng khoán.
Bán hàng hóa là điện, nước sạch nếu có thông tin về mã khách hàng hoặc mã số thuế của khách hàng
+ Phương thức chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn áp dụng đối với trường hợp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không thuộc quy định tại điểm trên.
Người bán sau khi lập đầy đủ các nội dung trên hóa đơn gửi hóa đơn cho người mua và đồng thời gửi hóa đơn cho cơ quan thuế (chậm nhất trong cùng ngày).
7. Chi phí chuyển đổi như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 123, ngoài một số doanh nghiệp theo danh sách của UBND tỉnh, Thành phố đề nghị được sử dụng hóa đơn điện tử không phải trả phí thì các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào điều kiện và nhu cầu của doanh nghiệp mình để lựa chọn Tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử để đăng ký sử dụng.
Hiện nay một số tổ chức cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đã có những cam kết về việc chuyển đổi miễn phí cho các khách hàng của mình khi chuyển từ hóa đơn điện tử Thông tư 32 sang hóa đơn điện tử theo Nghị định 123.
Các doanh nghiệp cần nhanh chóng liên hệ với các tổ chức trên để được tư vấn, hỗ trợ chuyển đổi theo kế hoạch triển khai của cơ quan thuế quản lý.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !