Ngày đăng tin : 22/03/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Có được ký hợp đồng lao động với 2 công ty không?
Theo Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả tiền công, tiền lương kèm theo điều kiện lao đông, quyền và nghĩa vụ của từng bên.
Bộ luật Lao động 2019 hiện không giới hạn số lượng hợp đồng lao động mà người lao động được ký với những người sử dụng lao động khác nhau.
Khoản 1 Điều 19 Bộ luật Lao động quy định, người lao động có thể ký nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã thỏa thuận.
Như vậy, người lao động được phép ký hợp đồng lao động với 02 công ty cùng lúc, miễn sao đảm bảo thực hiện công việc của cả hai hợp đồng lao động.
2. Cùng lúc đóng bảo hiểm xã hội 2 nơi được không?
Người lao động ký hợp đồng lao động với 02 công ty được hưởng đầy đủ quyền lợi theo từng hợp đồng lao động đã ký nhưng vấn đề tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong trường hợp này lại khá đặc biệt.
Dù làm việc cùng lúc cho 02 công ty nhưng người lao động sẽ không đóng bảo hiểm xã hội 02 nơi cùng một thời điểm. Thay vào đó, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động được ký đầu tiên.
Bởi khoản 4 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, trường hợp ký hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, người lao động chỉ đóng bảo hiểm xã hội với hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
Điều này cũng được áp dụng tương tự với bảo hiểm thất nghiệp. Theo Điều 43 Luật Việc làm 2013, trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động thì người lao động cũng chỉ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động ký đầu tiên.
Còn với bảo hiểm y tế, nếu làm việc cùng lúc 02 nơi, người lao động phải đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất (theo khoản 2 Điều 13 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi năm 2014).
3. Hợp đồng ký sau được giải quyết quyền lợi bảo hiểm thế nào?
Đối với hợp đồng lao động được ký sau, người lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội nên sẽ không được tính hưởng quyền lợi về bảo hiểm đối với hợp đồng này.
Tuy nhiên, người lao động sẽ được bù đắp quyền lợi bằng việc được người sử dụng lao động trả thêm khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế mà người sử dụng lao động phải đóng (theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019).
Số tiền này sẽ được chi trả cùng lúc với tiền lương trong từng kỳ trả lương cho người lao động.
Nếu không chi trả hoặc trả không đủ số tiền đóng bảo hiểm cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Phạt từ 03 đến 05 triệu đồng: Không trả tiền cho 01 đến 10 người lao động.
Phạt từ 05 đến 08 triệu đồng: Không trả tiền cho 11 đến 50 người lao động.
Phạt từ 08 đến 12 triệu đồng: Không trả tiền cho 51 đến 100 người lao động.
Phạt từ 12 đến 15 triệu đồng: Không trả tiền cho 101 đến 300 người lao động.
Phạt từ 15 đến 20 triệu đồng: Không trả tiền cho 301 người lao động trở lên.
Cùng với việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội cộng với khoản tiền lãi tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, số 91/2025/QH15: Dữ liệu cá nhân của người lao động chỉ được lưu giữ trong thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Khoản 2 điểm c Điều 25 quy định:
Luật Việc làm 2025 (số 74/2025/QH15), có hiệu lực từ 01/01/2026, giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung mức trần tối đa và quy định lại thời gian hưởng. Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng gần nhất Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
1. Từ ngày 01/6/2025, dừng thu đoàn phí và kinh phí công đoàn của doanh nghiệp? Theo Công văn 4133/TLĐ-ToC (ban hành ngày 23/5/2025), một trong số các nhiệm vụ quan trọng mà các công đoàn ngành Trung ương và tương đương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn sẽ thực hiện là việc sắp xếp, giải thể và dừng thu đoàn phí. Cụ thể (1) Sắp xếp, giải thể tổ chức: Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở cơ quan hành chính, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hưởng 100% lương từ ngân sách nhà nước và lực lượng vũ trang sẽ phải tiến hành giải thể, hạ cấp tổ chức. Đồng thời, các ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn của các đơn vị này sẽ chấm dứt hoạt động theo tinh thần của Nghị quyết 60-NQ/TW. Thời gian hoàn thành việc giải thể tổ chức công đoàn và chấm dứt hoạt động của các cơ quan công đoàn này là trước ngày 15/6/2025.
5 trường hợp nhận tiền vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế Không phải mọi khoản tiền chuyển vào tài khoản đều bị đánh thuế, nhưng để tránh các rủi ro pháp lý và truy thu thuế ngoài ý muốn, người dân cần lưu ý có 05 khoản tiền khi chuyển vào tài khoản cá nhân phải chịu thuế thu nhập cá nhân sau đây: - Tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập tương tự chưa được quyết toán thuế Đây là loại thu nhập chịu thuế phổ biến nhất. Khi bạn nhận lương, thưởng, phụ cấp và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công từ người sử dụng lao động (công ty, tổ chức), khoản tiền này sẽ phải chịu thuế thu nhập cá nhân theo biểu thuế lũy tiến từng phần. Doanh nghiệp có trách nhiệm khấu trừ thuế trước khi chi trả cho người lao động. Tuy nhiên, nếu bạn có thu nhập từ hai nơi trở lên, bạn phải tự quyết toán thuế với cơ quan thuế vào cuối năm. Mọi khoản tiền lương nhận qua tài khoản đều được ghi nhận và là cơ sở để cơ quan thuế đối chiếu.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !