Ngày đăng tin : 20/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Định khoản kế toán là gì?
Khi các nghiệp vụ kế toán như nghiệp vụ mua hàng, bán hàng, lương,… diễn ra tại doanh nghiệp, kế toán cần ghi nhận và phản ánh thông tin về các nghiệp vụ lên sổ sách kế toán thông qua các tài khoản kế toán. Cụ thể là kế toán sẽ phân tích nghiệp vụ và xác định các tài khoản kế toán có liên quan đến nghiệp vụ đồng thời vận dụng nguyên tắc ghi Nợ và ghi Có để tiến hành ghi nhận nghiệp vụ. Hoạt động này được gọi là định khoản kế toán.
Như vậy, có thể thấy định khoản kế toán là ghi nhận các thông tin kế toán vào tài khoản phù hợp sao cho đúng với giá trị của giao dịch thông qua phân tích nghiệp vụ. Có hai loại định khoản kế toán là định khoản đơn giản và định khoản phức tạp:
Định khoản đơn giản: nghiệp vụ kế toán phát sinh chỉ liên quan đến 02 tài khoản
Định khoản phức tạp: nghiệp vụ kế toán phát sinh liên quan đến 03 hoặc nhiều hơn 03 tài khoản.
Cả hai loại định khoản kế toán đều phổ biến và được sử dụng thường xuyên tại các doanh nghiệp. Trước đây, khi công nghệ chưa phát triển, kế toán doanh nghiệp phải ghi chép thông tin kế toán thủ công vào sổ sách kế toán bằng giấy. Ngày nay, với sự ra đời của các phần mềm kế toán hỗ trợ, hoạt động ghi chép định khoản kế toán diễn ra ngay trên phần mềm. Thậm chí có những phần mềm thông minh thế hệ mới như phần mềm kế toán online MISA AMIS – phần mềm có tính năng tự động hạch toán, định khoản các nghiệp vụ kinh tế sau khi nhập khẩu thông tin từ hoá đơn.
2. Tổng hợp các bút toán định khoản kế toán cơ bản tại doanh nghiệp
Thông tin kế toán là nội dung quan trọng tại các doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng đối với bộ phận kế toán là đảm bảo ghi nhận đúng và đủ thông tin kế toán và định khoản đúng là một yếu tố góp phần đảm bảo điều này. Các nghiệp vụ phát sinh tại doanh nghiệp rất đa dạng và mỗi nghiệp vụ đều được ghi nhận bằng cách định khoản tài khoản. Hãy cùng tìm hiểu kỹ các bút toán định khoản kế toán cơ bản tại doanh nghiệp:
2.1 Định khoản kế toán ghi nhận nghiệp vụ kế toán mua hàng
Mua hàng hóa:
Mua hàng về nhập kho:
Phiếu nhập mua hàng trong nước
Nợ TK 156, 152, 153,… Giá trị mua chưa bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá trị thanh toán theo hóa đơn
Ghi nhận giá trị hàng hoá:
Nợ TK 152,156,… Giá trị hàng hóa nhập khẩu chưa bao gồm các khoản thuế
Có TK 331,112: Tổng giá trị tiền hàng
Ghi nhận các khoản thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt,…:
Nợ TK 156 : Tổng tiền các loại thuế ( không bao gồm thuế GTGT)
Có TK 3333: Thuế nhập khẩu.
Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có TK 333.. : Thuế khác ( nếu có)
Ghi nhận khi nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu và các loại thuế khác:
Nợ TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3333: Thuế nhập khẩu (nếu có)
Nợ TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
Nợ TK 33381: Thuế bảo vệ môi trường
Có TK 111,112: Tổng Tiền thuế phải nộp
Ghi nhận khấu trừ thuế GTGT:
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 33312: Thuế GTGT hàng nhập khẩu.
Mua hàng về không nhập kho:
Nợ TK 642, 642, 242, 211,..: Giá trị chưa bao gồm thuế GTGT
Nợ TK 1331: Thuế GTGT đầu mua vào…
Có TK 111,112,331: Tổng giá trị thanh toán
Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ: Căn cứ vào chuẩn mực Kế toán VAS số 02 thì các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình mua hàng, sẽ được cộng vào giá trị của hàng hóa:
Nợ TK 156, 156, 211,…
Nợ TK 133
Có TK 331,111,112
Mua hàng được hưởng chiết khấu: chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
Chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 111,112,..
Có TK 515
Chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán:
Nợ TK 331,111,112: Số tiền chiết khấu thương mại
Có TK 156, 152, … Giảm giá trị hàng tồn kho (nếu hàng còn trong kho)
Có TK 1331: Giảm thuế GTGT Mua vào
hoặc:
Nợ TK 331,111,112: Số tiền chiết khấu thương mại
Có TK 632, 154,642,…: Giảm giá vốn, giảm giá trị chi phí,… (nếu hàng đã bán)
Có TK 1331: Giảm thuế GTGT Mua vào
2.2 Định khoản kế toán nghiệp vụ kế toán bán hàng
Bán hàng hóa, dịch vụ:
Ghi nhận doanh thu:
Với hàng hoá dịch vụ bán trong nước:
Nợ TK 131,111,112: Tổng giá trị thanh toán
Có TK 511: Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ chưa bao gồm thuế GTGT
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Với hàng hoá dịch vụ xuất khẩu:
Nợ TK 131:Tổng phải thu về từ khách hàng.
Có TK 511 : Doanh thu xuất khẩu hàng hóa
Ghi nhận giá vốn của hàng hóa dịch vụ bán ra:
Với hàng hoá dịch vụ bán trong nước:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 156, 155, 154,..
Với hàng hoá dịch vụ xuất khẩu:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155,156,…
Ghi nhận các loại chiết khấu khi bán hàng hóa, dịch vụ
Chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 635
Có TK 111, 112,…
Chiết khấu thương mại:
Trừ thẳng vào giá hàng trị hàng hóa trên hóa đơn.
Nợ TK 131,111,112: Tổng giá trị phải thu về
Có TK 511 ( Doanh thu đã giảm)
Có TK 3331: Thuế GTGT đầu ra phải nộp
Chiết khấu được được lập riêng trên một hóa đơn
Nợ TK 521: Số tiền chiết khấu thương mại
Nợ TK 3331: Số tiền thuế GTGT đầu ra được điều chỉnh giảm
Có TK 131,111,112
2.3 Định khoản kế toán nghiệp vụ kế toán Tài sản cố định
Ghi nhận mua tài sản cố định
Nợ TK 211: Giá trị Tài sản cố định (Bao gồm các khoản như: thuế trước bạ, đăng kiểm, chi phí vận chuyển lắp đặt chạy thử…)
Nợ TK 1332: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 112, 331: Tổng giá trị thanh toán
Phân bổ khấu hao tài sản cố định vào chi phí của bộ phận sử dụng định kỳ:
Nợ TK 642, 641, 154, 627,…
Có TK 214
Các bút toán định khoản thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
Xóa sổ TSCĐ
Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ
Nợ TK 214: Giá trị đã khấu hao của TSCĐ
Có TK 211: NGuyên giá của TSCĐ
Ghi nhận thu nhập
Nợ TK 131,112,… Tổng thanh toán
Có TK 711: Giá bán TSCĐ
Có TK 3331: Thuế GTGT bán ra TSCĐ
2.4 Định khoản kế toán nghiệp vụ lương và các khoản trích theo lương
Ghi nhận chi phí lương:
Nợ TK 641,642,154,…. Chi phí lương ở từng bộ phận
Có TK 334: Tổng lương phải trả cho người lao động
Trích BHXH, BHYT, BHTN, CPCĐ:
Tính vào chi phí của doanh nghiệp:
Nợ TK 642,641,154,627,…
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn
Có TK 3383: BHXH
Có TK 3384 : BHYT
Có TK 3385: BHTN
Trừ vào lương của người lao động:
Nợ TK 334
Có TK 3382: Kinh phí công đoàn
Có TK 3383: BHXH
Có TK 3384 : BHYT
Có TK 3385: BHTN
Thanh toán lương:
Nợ TK 334
Có TK 111, 112
2.5 Định khoản kế toán các nghiệp vụ khác: tiền, công cụ dụng cụ
Nghiệp vụ kế toán tiền:
Thu tiền khách hàng
Nợ TK 111,112
Có TK 131
Thu tiền khác: Nhận tiền góp vốn, hoàn ký quỹ,…
Nợ TK 111,112
Có TK 411, 1386
Chi tiền trả nhà Cung cấp
Nợ TK 331
Có TK 111,112
Chi khác: Mua dịch vụ thanh toán ngay : tiền chi phí tiếp khách, xăng dầu, mua TSCĐ, CCDC thanh toán ngay,..
Nợ TK 642,641, 242,211
Nợ TK 1331
Có TK 111,112
Nghiệp vụ kế toán công cụ dụng cụ:
Mua công cụ dụng cụ về nhập kho sau đó xuất ra sử dụng:
Nợ TK 153: Giá trị công cụ dụng cụ
Nợ TK 1331: Thuế GTGT mua vào
Có TK 111,112,331: Tổng thanh toán
Khi xuất dùng công cụ dụng cụ
Nợ TK 242, 241
Có TK 153
Mua công cụ dụng cụ về sử dụng luôn:
Nợ TK 242,241
Nợ TK 1331
Có TK 331, 111,112.
Định kỳ phân bổ chi phí công cụ dụng cụ vào chi phí của bộ phận sử dụng công cụ dụng cụ:
Nợ TK 642,641,154, …
Có TK 242,241
2.6 Định khoản kế toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển thuế GTGT
Nợ TK 3331: Số thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 1331
Kết chuyển giá vốn
Nợ TK 911
Có TK 632
Kết chuyển chi phí quản lý, kinh doanh
Nợ TK 911
Có TK 642,641
Kết chuyển các khoản chi phí tài chính
Nợ TK 911
Có TK 635
Kết chuyển chi phí khác
Nợ TK 911
Có TK 811
Kết chuyển doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 911
Kết chuyển các khoản doanh thu tài chính
Nợ TK 515
Có TK 911
Kết chuyển thu nhập khác
Nợ TK 711
Có TK 911
Kết chuyển lợi nhuận sau thuế
Bước 1: Tính thuế TNDN và hạch toán
Nợ TK 821
Có TK 3334: số thuế TNDN phải nộp
Bước 2: Kết chuyển chi phí thuế TNDN
Nợ TK 911
Có TK 821
Bước 3: Kết chuyển lợi nhuận sau thuế
Nợ TK 911
Có TK 4212
Hoặc Kết chuyển lỗ
Nợ TK 4212
Có TK 911
Định khoản kế toán là cơ sở ban đầu để doanh nghiệp có được các thông tin kế toán phục vụ cho mục đích xây dựng chiến lược và ra quyết định kinh doanh. Hiện nay, các doanh nghiệp thường trang bị thêm cho bộ phận kế toán hệ thống phần mềm hỗ trợ để giúp hoạt động định khoản kế toán diễn ra chính xác và nhanh chóng hơn. Đây là giải pháp quản trị tài chính thông minh thế hệ mới, có nhiều tính năng đặc biệt hỗ trợ hoạt động định khoản và các nghiệp vụ kế toán khác:
Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
Kết nối với Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
1. Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025? Theo quy định, người lao động đạt điều kiện nghỉ hưu sớm theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thì không bị trừ tỷ lệ mức lương hưu hằng tháng. Cụ thể: * Điều kiện chung: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động: - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là: Với lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng Với lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !