Ngày đăng tin : 29/07/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Deadline là gì? Deadline khác gì so với dateline?
1.1. Deadline là gì?
Deadline là một từ tiếng Anh, khi được dịch nghĩa sang tiếng Việt, deadline có nghĩa là thời gian giới hạn để hoàn thành công việc hoặc nhiệm vụ nào đó.
Trong công việc, người quản lý doanh nghiệp thường đặt ra deadline nhằm mục đích ràng buộc, đốc thúc người lao động cố gắng làm việc, hoàn thành công việc một các hiệu quả mà vẫn đảm bảo tiến độ.
Với bất kì ngành nghề, công việc nào thì cũng đều cần có deadline để tạo động lực cho người lao động nhanh chóng hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng nhưng vẫn đạt hiệu quả. Tuy nhiên, đi đôi với đó, deadline cũng là nối ám ảnh của nhiều người lao động do phải tăng tốc để làm việc, tránh tình trạng trễ deadline.
1.2. Phân biệt dealine với dateline
Hiện nay, rất nhiều người đang bị nhầm giữa dateline và deadline. Lý do dẫn đến sự nhầm lẫn này là do cách phát âm của hai từ này có sự tương đồng và cùng mang ý nghĩa chỉ thời gian, mặt khác cách viết của hai từ này cũng khác giống nhau.
Tuy nhiên đây là 02 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau. Cụ thể:
- Dateline dùng để chỉ mốc thời gian xảy ra một sự kiện nào đó như: lịch họp với các trưởng phòng, lịch hẹn gặp khách hàng, ngày giờ lập báo cáo,... Thuật ngữ này thường được sử dụng phổ biến trong việc lập kế hoạch, hay đánh dấu các mốc thời gian để theo dõi.
- Deadline cho biết thời hạn cần phải kết thúc công việc, nhiệm vụ được giao. Bất kể dự án nào cũng sẽ được giao một deadline cụ thể nhằm đốc thúc người lao động hoàn thành công việc đúng tiến độ.
2. Deadline có ý nghĩa như thế nào đối với công việc?
Ngoài việc hiểu deadline là gì, bạn đọc cũng nên nắm được một số ý nghĩa của deadline đối với công việc. Với một số người lao động, deadline là nỗi ám ảnh nhưng đối với công việc, dealine lại mang rất nhiều ý nghĩa. Đơn cử có thể kể đến một số ý nghĩa sau:
- Hoàn thành công việc một cách hiệu quả
Trong quá trình làm việc, mỗi người đều có những phương pháp, hay những cách làm việc khác nhau nhưng để đảm bảo tiến độ thực hiện công việc, người quản lý sẽ đặt ra deadline. Việc đặt ra deadline không chỉ giúp người lao động theo dõi được tiến độ công việc hiệu quả hơn mà còn giúp người sử dụng lao động có thể phân chia các dự án phù hợp với năng lực của cấp dưới, từ đó là có thể tận dụng tối đa lao động.
- Tập trung thực hiện các mục tiêu
Deadline có tác động trực tiếp đến thời gian làm việc, do đó người lao động cần lập kế hoạch cụ thể và xác định rõ các mục tiêu cần hoàn thành theo thứ tự ưu tiên để đảm bảo tiến độ công việc. Nhờ đó, người lao động có thể trung hơn vào công việc và giảm bớt những phân tâm bởi các tác động từ bên ngoài.
- Phát hiện các sai lầm trong công việc
Khi làm việc theo đúng với kế hoạch đã lập sẵn, người lao động sẽ có thể hoàn thành công việc đúng thời hạn. Không những vậy, người lao động còn có thời gian để kiểm tra lại, phát hiện những sai sót không đáng có.
- Đánh giá hiệu suất làm việc
Việc áp dụng deadline vào mọi công việc sẽ giúp hình thành thói quen làm việc đúng hạn, cải thiện hiệu suất lao động. Bên cạnh đó, khả năng hoàn thành công việc đúng thời hạn còn thước đo đáng tin cậy giúp người lao động đánh giá hiệu suất làm việc, nhìn nhận rõ hơn về năng lực làm việc của mình để không ngừng cố gắng hơn nữa.
- Tạo bệ phóng thành công cho sự nghiệp
Việc rèn luyện cho bản thân khả năng hoàn thành công việc đúng deadline không chỉ giúp người lao động có thể làm tốt hơn những công việc về sau, mà còn tăng hiệu quả làm việc của cả nhóm, phòng, ban. Điều này giúp người lao động nhận được sự công nhận từ đồng nghiệp và cấp trên, từ đó tạo tiền đề cho sự thăng tiến trong tương lai.
3. Làm thế nào để chạy deadline hiệu quả?
Cùng với việc trả lời câu hỏi deadline là gì, LuatVietnam cũng muốn hướng dẫn bạn đọc cách để chạy deadline thật hiệu quả.
3.1. Lập kế hoạch rõ ràng và chi tiết
Với một bảng kế hoạch chi tiết, rõ ràng cho từng giai đoạn công việc chắc chắn sẽ giúp bạn định hướng và biết được mình cần làm những gì để hoàn thành công việc. Không những thế, bản kế hoạch chi tiế còn giúp theo dõi và kiểm soát tốt kết quả công việc, dễ dàng nhận ra và sửa chữa những sai sót không đáng có.
Chính vì vậy, trước khi bắt tay thực hiện công việc, chúng ta nên lập ra kế hoạch rõ ràng và chi tiết. Nếu có nhiều công việc cần thực hiện thì cũng cần sắp xếp chúng theo thức tự ưu tiên cần hoàn thành trước hoặc theo mức độ từ quan trọng đến ít quan trọng để có thể không bỏ sót bất kì công việc nào.
3.2. Đặt ra thời gian hoàn thành công việc
Bất kỳ công việc nào cũng cần một khoảng thời gian hợp lý để hoàn thành, nhờ đó mới đảm bảo được hiệu quả và năng suất lao động. Chẳng hạn như giao cho người lao động một khối lượng công việc lớn với thời gian ngắn thì rất dễ khiến người đó chán nản, từ bỏ.
Do vậy, cần tính toán thật kỹ và đặt ra thời gian hợp lý để hoàn thành các công việc. Từ đó giúp đảm bảo đúng tiến độ công việc mà người thực hiện công việc cũng tránh bị ảnh hưởng tâm lý.
3.3. Ghi chú lại các thông báo
Để công việc diễn ra một cách thuận lợi, đồng thời không bị bỏ sót bất kỳ thông tin nào, chúng ta nên ghi chú lại các thông báo cho từng giai đoạn công việc. Việc ghi chú này giống như một cách thông báo, nhắc nhở bản thân rằng cần tập trung vào công việc hơn, từ đó giúp bạn tăng sự tập trung để hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
3.4. Có đội ngũ hoặc công cụ hỗ trợ phù hợp với kế hoạch
Do tính đặc thù của mỗi công việc mà đòi hỏi có những trường hợp phải có công cụ hỗ trợ chuyên nghiệp, hay yêu cầu phải làm việc theo nhóm, đội thì mới có thể hoàn thành công việc đúng hạn.
Việc thành lập một đội nhóm chạy deadline không chỉ để thực hiện yêu cầu công việc, mà còn có thể đem lại nhiều ý kiến đóng góp, từ đó tìm ra giải pháp xử lý công việc hiệu quả nhất.
3.5. Đặt quyết tâm cao nhất, liên tục cố gắng
Dù làm bất kỳ công việc hay vị trí nào thì bạn cũng cần sự quyết tâm và cố gắng không ngừng. Việc tự ý thức về tầm quan trọng của việc tự rèn luyện, cố gắng thúc đẩy bản thân tối hơn sẽ giúp bạn có thêm động lực, nâng cao năng lực làm việc của mình.
3.6. Đừng ngại đề nghị được hỗ trợ khi cần
Trong quá trình làm việc, ai cũng không thể tránh khỏi có những lúc gặp những khó khăn, đừng ngần ngại đề nghị được hỗ trợ. Điều này không chỉ giúp bạn giải quyết những khó khăn, rủi ro trong công việc; mà còn giúp tạo dựng, thiết lập những mối quan hệ tích cực xung quanh.
4. Sai lầm nào dễ mắc phải khi lên deadline?
Việc hiểu rõ deadline là gì và lên kế hoạch cho nó không phải điều dễ dàng, bất kì ai cũng có thể mắc phải sai lầm khi lên deadline.
4.1. Chồng chéo các deadline
Tùy vào khối lượng và tính chất công việc mà thời gian thực hiện và hoàn thành sẽ là khác nhau. Trong thực tế, có những lúc bạn sẽ gặp tình trạng các deadline bị trùng lên nhau, đặc biệt là trong giai đoạn cao điểm thực hiện dự án, kế hoạch chiến lược của công ty.
Để khắc phục điều này, bạn cần biết cách ghi chú và hệ thống lại các deadline theo thứ tự thời gian và yêu cầu đối với mỗi đầu việc để có thể điều chỉnh công việc hoặc đề nghị sự hỗ trợ kịp thời.
4.2. Lên kế hoạch không thực tế
Nếu đặt ra kế hoạch làm việc không thực tế và không phù hợp với năng lực của bản thân thì bạn rất dễ bị quá sức và mang tâm ký chán nản. Điều này có thể ảnh hưởng đến tiến độ của deadline và chất lượng công việc.
4.3. Không chia giai đoạn deadline phù hợp
Sai lầm này rất dễ dẫn đến việc mất kiểm soát trong quá trình theo dõi tiến độ công việc. Do không chia giai đoạn deadline phù hợp, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý nhân viên làm việc, vừa không biết được tiến độ hoàn thành công việc, dẫn tới việc xử lý công việc càng khó khăn và tốn nhiều thời gian hơn.
4.4. Thiếu sự kiên nhẫn khi thực hiện
Mỗi công việc đều mang những đặc thù và yêu cầu nhất định. Việc hoàn thành công việc đôi khi không chỉ là chuyên môn mà còn đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn trong việc thực hiện. Tuy nhiên, với những loại công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, kiên nhẫn thì việc đặt ra deadline có thể chỉ làm tốn thời gian, vừa không mang lại kết quả công việc như mong đi.
4.5. Làm theo khuôn mẫu của người khác
Mỗi người lao động sẽ có những thế mạnh và phương pháp làm việc riêng. Do đó deadline của người này chưa chắc phù hợp với năng lực của người khác. Việc đặt deadline yêu cầu phải có sự sáng tạo, linh hoạt, xây dựng dựa trên năng lực của mỗi cá nhân thì mới có thể thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
5. Chậm deadline có bị xử lý kỷ luật lao động?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có quyền quản lý, điều hành, giám sát đối với người lao động trong việc thực hiện công việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động.
Tương ứng với đó, người lao động có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động (theo khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động năm 2019).
Do đó, người lao động có nghĩa vụ thực hiện đúng tiến độ công việc mà người sử dụng lao động đã đề ra. Việc trễ deadline sẽ ảnh hưởng tiến độ sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động, thậm chí còn có thể gây ra những thiệt hại nhất định cho người sử dụng lao động.
Có thể thấy rõ, việc trễ deadline là lỗi từ phía người lao động nhưng người này sẽ chỉ bị xử lý kỷ luật lao động nếu hành vi trễ deadline được quy định là hành vi vi phạm nội quy lao động.
Nếu nội quy lao động không quy định về vấn đề này, người lao động sẽ không thể bị xử lý kỷ luật lao động.
Ngược lại, nếu nội quy lao động liệt kê hành vi trễ deadline vào hành vi vi phạm kỷ luật thì theo Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào mức độ vi phạm mà người lao động có thể bị khiển trách hoặc kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng hoặc cách chức.
6. Nhân viên chậm dealine thường xuyên có bị đuổi việc?
Với việc thường xuyên chậm deadline, người lao động có thể bị đánh giá là thường xuyên không hoàn thành công việc được giao.
Đây là một trong những lý do mà người sử dụng lao động có thể tận dụng để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019.
Tuy nhiên, để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo lý do này thì trước đó, người sử dụng lao động đã phải ban hành quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc, đồng thời chứng minh người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo các tiêu chí đánh giá đã được quy định.
Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mặc dù do người sử dụng lao động ban hành nhưng vẫn phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có).
Cùng với đó, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm báo trước cho người lao động biết về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với thời hạn như sau:
- Ít nhất 45 ngày: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Ít nhất 30 ngày: Hợp đồng lao động 12 - 36 tháng.
- Ít nhất 03 ngày làm việc: Hợp đồng lao động dưới 12 tháng.
Trường hợp không có quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc mà tự ý đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động thường xuyên trễ deadline, doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Lúc này, ngoài việc nhận người lao động trở lại làm việc, doanh nghiệp còn phải bồi thường cho người đó số tiền sau:
- Trả tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc;
- Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);
- Trả thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !