Ngày đăng tin : 19/06/2025
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Làm rõ thời gian xác định hành vi vi phạm
Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 125 thay cụm từ "cùng một thời điểm" thành "cùng một ngày".
Theo đó, trong cùng một ngày thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn nhiều lần thì sẽ bị phạt đối với một hành vi vi phạm là lập hóa đơn không đúng thời điểm/không lập hóa đơn và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm nhiều lần thay vì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm như trước đây.
2. Lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt đến 100 triệu đồng
Trước đây, Điều 8 Nghị định 125/2020 quy định:
- Phạt cảnh cáo: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng: Lập hóa đơn sai thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 4.000.000 đến 8.000.000 đồng: Lập hóa đơn sai thời điểm (trừ 2 trường hợp trên)
Dự thảo Nghị định mới đề xuất tăng mạnh mức phạt đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng:
Lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất;
Xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 01 số hóa đơn đến dưới 10 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng:
Lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biểu, tặng, trao đổi, trà thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 10 số hóa đơn đến dưới 50 số hóa đơn
Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 số hóa đơn đến dưới 10 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
Lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 50 số hóa đơn đến dưới 100 số hóa đơn.
Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 10 số hóa đơn đến dưới 20 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng:
Lập hóa đơn không đúng thời điểm đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 100 số hóa đơn trở lên.
Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 20 số hóa đơn đến dưới 50 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng: Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 50 số hóa đơn đến dưới 100 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 100 số hóa đơn trở lên.
3. Không lập hóa đơn bị phạt đến 100 triệu đồng
Hiện nay, Điều 24 Nghị định 125 quy định mức phạt đối với hành vi không lập hóa đơn như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng:
Không lập hóa đơn tổng hợp theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho mục đích khuyến mại, quảng cáo, làm hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ sử dụng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ trường hợp là hàng hóa luân chuyển nội bộ hoặc tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho người mua theo quy định, trừ các trường hợp đã nêu trên.
Theo dự thảo Nghị định mới sửa đổi, các vi phạm về không lập hóa đơn tăng mạnh mức phạt, cao nhất lên đến 100 triệu đồng:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng: Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 01 số hóa đơn đến dưới 10 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng:
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trinh sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 10 sổ hóa đơn đến dưới 50 số hóa đơn.
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định từ 01 số hóa đơn đến dưới 10 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
Không lập hóa đơn đổi với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 50 số hóa đơn đến dưới 100 số hóa đơn.
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định từ 10 số hóa đơn đến dưới 20 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng:
Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất; xuất hàng dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa từ 100 số hóa đơn trở lên.
Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định từ 20 số hóa đơn đến dưới 50 số hóa đơn.
- Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng: Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định từ 50 số hóa đơn trở lên.
4. Làm rõ vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn
Một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn với số lượng từ 10 số hóa đơn trở lên đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều 22, Khoản 2, khoản 3 Điều 24, Điều 26 Nghị định này thì được xác định là vi phạm hành chính về hóa đơn có quy mô lớn theo quy định tại điểm 1 khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Bổ sung quy tắc xử phạt người nộp thuế có nhiều hóa đơn lập không đúng thời điểm
Dự thảo Nghị định mới bổ sung các quy tắc:
- Trường hợp cùng một ngày cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng khác phát hiện người nộp thuế thực hiện hành vi lập hóa đơn không đúng thời điềm đối với nhiều hóa đơn thì chỉ bị xử phạt về một hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm có khung tiền phạt tương ứng với số lượng hóa đơn đã lập không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
- Trường hợp cùng một ngày cơ quan thuế hoặc cơ quan chức năng khác phát hiện người nộp thuê thực hiện hành vi không lập hóa đơn đối với nhiều hóa đơn thì chỉ bị xử phạt về một hành vi không lập hóa đơn tương ứng với số lượng hóa đơn không lập theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định này và áp dụng tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính nhiều lần.
- Trường hợp cùng một ngày người nộp thuế khai sai nhiều chỉ tiêu trên một hồ sơ thuế thì hành vi khai sai thuộc trường hợp xử phạt về thủ tục thuế chỉ bị xử phạt về một hành vi khai sai chỉ tiêu trên hồ sơ thuế có khung phạt tiền cao nhất trong số các hành vi đã thực hiện theo quy định tại Nghị định này.
6. Không cung cấp thông tin đúng quy định bị phạt đến 16 triệu đồng
Dự thảo Nghị định mới quy định phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đồng thời buộc cung cấp thông tin theo quy định đối với các vi phạm:
- Không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông tin về tiền lương/thu nhập của người nộp thuế do mình nắm giữ;
Không cung cấp/cung cấp không chính xác thông tin, tài liệu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế, tài khoản của người nộp thuế theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cơ quan thuế
7. Chuyển thẩm quyền từ Chủ tịch UBND cấp huyện sang Chủ tịch UBND cấp xã
Hiện nay, Nghị định 125 quy định Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế như sau:
- Phạt cảnh cáo;
- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này;
- Đình chỉ hoạt động in hóa đơn có thời hạn đối với hành vi quy định tại Điều 21 Nghị định này;
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 10, 11, 12, 13, 14, 15, 19 Chương II và Chương III Nghị định này.
Để phù hợp với việc tổ chức chính quyền 2 cấp, dự thảo này đề xuất thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được chuyển cho Chủ tịch UBND cấp xã.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là quy định nêu tại Luật Việc làm của Quốc hội, số 74/2025/QH15 được thông qua ngày 16/6/205 và chính thức có hiệu lực từ 01/01/2026. Theo đó, tại khoản 1 Điều 40 Luật Việc làm 2025, số 74/2025/QH15quy định rõ nghĩa vụ đối với người lao động: “Trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, hằng tháng, người lao động phải thông báo về việc tìm kiếm việc làm cho tổ chức dịch vụ việc làm công nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.” Các chế tài liên quan đến hành vi không thông báo được quy định tại Điều 41 Luật này như sau:
1. Bổ sung hướng dẫn về giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng và góp vốn 1.1. Giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng Khoản 11 Điều 3 Nghị định 168/2025/NĐ-CP quy định giấy tờ chứng minh việc hoàn tất chuyển nhượng bao gồm một trong các giấy tờ sau: - Bản sao hoặc bản trích sao sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông; - Bản sao hoặc bản chính biên bản thanh lý hợp đồng chuyển nhượng; - Giấy xác nhận của ngân hàng về việc đã hoàn tất việc thanh toán; - Giấy tờ khác có giá trị chứng minh đã hoàn tất việc chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp theo quy định của pháp luật.
Theo khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân 2025, số 91/2025/QH15: Dữ liệu cá nhân của người lao động chỉ được lưu giữ trong thời hạn theo quy định pháp luật hoặc theo thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên. Khoản 2 điểm c Điều 25 quy định:
Luật Việc làm 2025 (số 74/2025/QH15), có hiệu lực từ 01/01/2026, giữ nguyên công thức tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng bổ sung mức trần tối đa và quy định lại thời gian hưởng. Theo khoản 1 và 2 Điều 39 Luật Việc làm 2025: Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHTN của 06 tháng gần nhất Tối đa không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại tháng cuối cùng đóng BHTN.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !