Ngày đăng tin : 16/06/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Đất sản xuất kinh doanh là gì?
Đất sản xuất kinh doanh là loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp. Cụ thể, theo điểm đ khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm:
- Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất;
- Đất thương mại, dịch vụ;
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp;
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản;
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm.
Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các nhóm đất thuộc đất sản xuất, kinh doanh ký hiệu hư sau:
- Đất khu công nghiệp: Ký hiệu là SKK
- Đất khu chế xuất: Ký hiệu là SKT
- Đất cụm công nghiệp: Ký hiệu là SKN
- Đất thương mại, dịch vụ: Ký hiệu là TMD
- Đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp: Ký hiệu là SKC
- Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản: Ký hiệu là SKS
- Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm: Ký hiệu SKX
2. Đất sản xuất kinh doanh có chuyển sang đất ở được không?
Hiện nay không có điều luật nào quy định trực tiếp đất sản xuất kinh doanh có được lên đất ở hay không. Tuy nhiên, tại khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 có quy định:
1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
Theo điểm e khoản 1 Điều 57 nêu trên trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện).
Như vậy, có thể thấy cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng đất sản xuất kinh doanh được chuyển sang đất ở nếu được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Ngoài ra, theo Điều 52 Luật Đất đai năm 2013, khi người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đất sản xuất, kinh doanh sang đất ở, cơ quan có thẩm quyền cần dựa vào 02 căn cứ sau đây để quyết định:
- Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt có cho phép chuyển mục đích sử dụng đất không? Nếu không cho phép thì không được chuyển mục đích sử dụng đất.
- Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.
3. Hồ sơ, thủ tục chuyển đất sản xuất kinh doanh sang đất ở thế nào?
Hồ sơ, thủ tục chuyển đất sản xuất kinh doanh sang đất ở cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ sau:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường
Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ
Bước 4: Giải quyết hồ sơ
- Sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những công việc sau:
Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.
Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.
Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.
- Hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.
Bước 4: Trả kết quả
Thời hạn giải quyết:
Theo khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời hạn giải quyết như sau:
- Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Lưu ý: Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Điều 1 Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi 2025 sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 93 Luật 2024 như sau: “1. Ngân hàng Nhà nước quyết định cho vay đặc biệt có tài sản bảo đảm, không có tài sản bảo đảm đối với tổ chức tín dụng trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Luật này. Tài sản bảo đảm của khoản vay đặc biệt từ Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Lãi suất cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước là 0%/năm.”.
Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: (1) Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. (2) Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !