Ngày đăng tin : 18/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Trường hợp nào được giải quyết chế độ dưỡng sức sau sinh?
Theo quy định tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động sẽ được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
(1) Đã nghỉ hết thời gian hưởng chế độ thai sản.
Người lao động sinh một con được nghỉ hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng. Trường hợp sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi thì cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
(2) Trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa hồi phục.
Lúc này, lao động nữ sẽ được xem xét hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh trong thời gian từ 05 đến 10 ngày. Thời gian này bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Số ngày nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng đảm bảo tối đa không quá:
- 10 ngày: Sinh đôi trở lên.
- 07 ngày: Sinh con phải phẫu thuật;
- 05 ngày: Các trường hợp khác.
Với mỗi ngày nghỉ, lao động nữ nhận được số tiền trợ cấp như sau:
Tiền dưỡng sức sau sinh/ngày = 30% x Mức lương cơ sở = 30% x 1,49 triệu đồng = 447.000 đồng/ngày.
Lưu ý: Người lao động đi làm trước hết thời nghỉ thai sản thì sẽ không được nhận tiền dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh.
2. Công ty không thanh toán chế độ dưỡng sức sau sinh, phải làm sao?
Theo quy định, thủ tục lấy tiền dưỡng sức sau sinh do phía công ty tự thực hiện bằng cách lập Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản (Danh sách 01B-HSB) rồi gửi cho cơ quan BHXH mà không cần thông qua người lao động.
Bởi nguyên nhân này, nhiều công ty đã tự ý lập hồ sơ hưởng chế độ dưỡng sức nhưng sau khi nhận tiền lại không chi trả cho người lao động.
Để kiểm tra xem cơ quan BHXH có từng giải quyết chế độ dưỡng sức cho mình hay không, người lao động chỉ cần truy cập đăng nhập VssID >> Chọn Thông tin hưởng >> Chọn ODTS.
Nếu thấy cơ quan BHXH đã chi trả tiền dưỡng sức từ lâu nhưng công ty vẫn chưa thanh toán cho mình, người lao động có thể đòi lại tiền nhờ một trong 02 cách sau đây:
Cách 1. Khiếu nại.
Căn cứ Điều 119 Luật BHXH năm 2014, trước hết, người lao động phải khiếu nại đến chính người sử dụng lao động.
Nếu phía công ty không giải quyết hoặc người lao động không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của công ty thì có thể khiếu nại lần hai đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi công ty đặt trụ sở.
Lưu ý: Trường hợp công ty đã chấm dứt hoạt động, người lao động khiếu nại luôn đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Cách 2. Khởi kiện.
Với tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động mà có liên quan đến BHXH, căn cứ khoản 2 Điều 119 Luật BHXH 2014 và điểm d khoản 2 Điều 188 Bộ luật Lao động, người lao động có quyền khởi kiện trực tiếp đến Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở.
3. Ăn chặn tiền dưỡng sức của nhân viên, công ty bị phạt thế nào?
Theo khoản 4 Điều 21 Luật BHXH năm 2014, người sử dụng lao động có trách nhiệm phối hợp với cơ quan BHXH trả trợ cấp BHXH cho người lao động.
Trường hợp đã nhận tiền trợ cấp từ cơ quan BHXH nhưng không thực hiện chi trả cho người lao động, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi về hành vi chiếm dụng tiền hưởng BHXH của người lao động.
Theo khoản 2 Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi này như sau:
2. Phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động mà người sử dụng lao động đã chiếm dụng tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
Như vậy, nếu ăn chặn tiền dưỡng sức sau sinh của người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 18 - 20% tiền dưỡng sức bị chiếm dụng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng.
Trong khi đó, nếu người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm sẽ bị phạt gấp đôi với mức từ 36 - 40% tiền dưỡng sức bị chiếm dụng nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022).
Đồng thời người sử dụng lao động còn buộc phải hoàn trả cho người lao động số tiền dưỡng sức sau sinh đã chiếm dụng cùng với một khoản tiền lãi. Lãi suất được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt (theo điểm b khoản 7 Điều 41 Nghị định 12/2022).
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nợ thuế bị khấu trừ tiền lương, thu nhập Khoản 1 Điều 130 Luật Quản lý thuế 2019 quy định biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế đang làm việc theo biên chế hoặc hợp đồng từ 06 tháng trở lên hoặc đang được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức. Trong đó, khoản 1 Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn, quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; Các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế;
1. Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ lương hưu từ 01/7/2025? Theo quy định, người lao động đạt điều kiện nghỉ hưu sớm theo quy định tại Điều 64 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thì không bị trừ tỷ lệ mức lương hưu hằng tháng. Cụ thể: * Điều kiện chung: Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động: - Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là: Với lao động nam: Đủ 60 tuổi 03 tháng Với lao động nữ: Đủ 55 tuổi 04 tháng
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !