Ngày đăng tin : 16/01/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Thời gian thử việc đối với mỗi người lao động là bao lâu?
Theo Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019, tùy vào loại công việc mà thời gian thử việc đối với mỗi người lao động sẽ dài ngắn khác nhau. Cụ thể:
- Đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp: Thời gian thử việc tối đa là 180 ngày.
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên: Thời gian thử việc tối đa là 60 ngày.
- Đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ: Thời gian thử việc tối đa là 30 ngày.
- Đối với các công việc khác: Thời gian thử việc tối đa là 06 ngày làm việc.
Không phải người lao động nào đi làm cũng phải trải qua thời gian thử việc. Bởi lẽ, thử việc là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi có nhu cầu làm thử trước khi chính thức ký hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, phía doanh nghiệp cũng cần nhớ, không được áp dụng thử việc đối với người lao động mà mình dự định ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng. Nếu vi phạm, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đến 01 triệu đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 12 năm 2022).
2. Nhân viên không đạt yêu cầu, công ty có được kéo dài thời gian thử việc?
Mặc dù pháp luật cho phép các bên được tự do thỏa thuận về thời gian thử việc nhưng một khi đã “chốt” khoảng thời gian cụ thể thì không thể kéo dài thời gian thử việc.
Điều 25 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng nêu rõ, người sử dụng lao động chỉ được yều cầu thử việc một lần đối với một công việc trong thời gian nhất định.
Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải tiến hành đánh giá quá trình làm việc của người lao động và thông báo kết quả thử việc cho người lao động được biết.
Lúc này sẽ xảy ra 02 trường hợp sau:
- Nhân viên thử việc được đánh giá là đạt yêu cầu: Công ty ký hợp đồng lao động chính thức với người đó hoặc tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động nếu trước đó ký hợp đồng lao động để thử việc.
- Nhân viên thử việc được đánh giá là không đạt yêu cầu: Công ty chấm dứt hợp đồng với người lao động đó.
Như vậy, sau khi kết thúc thời gian thử việc, doanh nghiệp chỉ có 02 lựa chọn: Cho người lao động nghỉ việc hoặc ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động.
Trường hợp kéo dài thời gian thử việc với người lao động không đạt yêu cầu là không đúng quy định. Thậm chí, hành vi này còn có thể khiến người sử dụng lao động bị phạt hành chính theo Nghị định 12 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động:
Điều 10. Vi phạm quy định về thử việc
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
b) Thử việc quá thời gian quy định;
Theo đó, hành vi kéo dài thời gian thử việc có thể khiến người sử dụng lao động bị phạt từ 02 đến 05 triệu về lỗi thử việc quá thời gian quy định.
Đồng thời phía người sử dụng lao động còn phải trả đủ tiền lương cho người lao động trong khoảng thời gian vượt quá thời gian thử việc định. Thay vì nhận 85% lương, người lao động phải được trả đủ 100% lương cho công việc đó.
3. Chưa hết thời gian thử việc, cho người lao động nghỉ việc luôn được không?
Trong quá trình thử việc, người sử dụng lao động đã phần nào đánh giá, nhận định được khả năng của người lao động. Do đó mà không cần chờ đến khi hết thời gian thử việc, nhiều công ty đã cho nhân viên thử việc nghỉ sớm hơn dự kiến.
Điều này hoàn toàn được pháp luật cho phép bởi khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động định:
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Với quy định, khi cho người lao động nghỉ việc trong thời gian thử việc, người sử dụng lao động thậm chí còn không cần phải báo trước và cũng không phải bồi thường cho người lao động bị cho nghỉ.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nghị định 104/2025/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/7/2025) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Công chứng 2024, thay thế toàn bộ Nghị định 29/2015/NĐ-CP. Cùng theo dõi những điểm mới của Nghị định 104 so với Nghị định 29 trong bài viết dưới đây. 1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được mở rộng Tại Điều 1 Nghị định 29/2015/NĐ-CP, phạm vi điều chỉnh chủ yếu bao gồm các nội dung về chuyển đổi Phòng công chứng, điều kiện trụ sở, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, hợp nhất, sáp nhập, chuyển nhượng Văn phòng công chứng. Khoản 1 và 2 Điều 1 Nghị định 104/2025/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi điều chỉnh, bao gồm việc quy định chi tiết nhiều điều khoản mới của Luật Công chứng 2024 và các biện pháp thi hành, như: việc chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng; tổ chức Văn phòng công chứng theo loại hình doanh nghiệp tư nhân…
Bắt buộc xuất hóa đơn cho khách hàng cá nhân không lấy hóa đơn Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa. Và các trường hợp lập hóa đơn thay thế, điều chỉnh hóa đơn điện tử theo quy định tại Điều 19 Nghị định này.
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !