Ngày đăng tin : 16/12/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Không được chấm dứt hợp đồng khi hết hạn nếu NLĐ đang trong nhiệm kì
Theo khoản 1 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động sẽ chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn. Tuy nhiên quy định này lại loại trừ trường hợp người lao động là lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động.
Trong đó, khoản 3 Điều 3 Bộ luật này cũng giải thích về tổ đại diện người lao động tại cơ sở như sau:
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là tổ chức được thành lập trên cơ sở tự nguyện của người lao động tại một đơn vị sử dụng lao động nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động trong quan hệ lao động thông qua thương lượng tập thể hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật về lao động. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.
Như vậy, công đoàn tại doanh nghiệp cũng là một tổ chức đại điện người lao động tại cơ sở. Do đó, người lao động là cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp đang trong nhiệm kỳ mà hết hạn hợp đồng lao động thì sẽ không bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Lúc này, theo quy định tại khoản 4 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động buộc phải gia hạn hợp đồng lao động đã ký cho đến hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn của người lao động.
Và để gia hạn hợp đồng, doanh nghiệp và người lao động phải tiến hành ký hợp đồng lao động mới chứ không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động bằng phụ lục (theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2019).
Hợp đồng mới được ký phải có thời hạn tối thiểu đến khi người lao động hết nhiệm kỳ làm cán bộ công đoàn tại doanh nghiệp.
Trường hợp không gia hạn hợp đồng lao động với cán bộ công đoàn đang trong nhiệm kì mà hết hạn hợp đồng, người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP.
2. Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng, sa thải phức tạp hơn
Để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hay sa thải người lao động một cách hợp pháp thì người sử dụng lao động đều phải có lý do và đảm bảo thực hiện đúng thủ tục theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với đối tượng lao động là cán bộ công đoàn thì việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải họ sẽ phức tạp hơn so với người lao động thông thường.
Ngoài việc phải có lý do chính đáng được pháp luật quy định và phải thực hiện thủ tục báo trước (trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động) hoặc tiến hành họp xử lý kỷ luật lao động (trường hợp sa thải người lao động), theo khoản 3 Điều 177 Bộ luật Lao động năm 2019, doanh nghiệp còn phải lập văn bản thỏa thuận với ban lãnh đạo của công đoàn doanh nghiệp.
Trường hợp các bên không thỏa thuận được thì phải báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và phải chờ 30 ngày sau, phía doanh nghiệp mới được quyền ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc xử lý kỷ luật sa thải đối với người lao động.
Tuy nhiên, nếu không tiến hành thỏa thuận hoặc báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội khi không thỏa thuận được với ban lãnh đạo công đoàn tại doanh nghiệp mà vẫn tiến hành đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sa thải người lao động là cán bộ công đoàn thì doanh nghiệp sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Kéo theo đó, doanh nghiệp không chỉ phải nhận lại người lao động trở lại làm việc, bồi thường cho người đó mà còn bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10 - 20 triệu đồng về một trong các hành vi sau đây:
- Không thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp không thỏa thuận được (điểm a khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
- Quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc kỷ luật sa thải đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo công đoàn cơ sở mà vi phạm thời gian báo trước cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội biết trong trường hợp không thỏa thuận được với ban lãnh đạo của công đoàn cơ sở (điểm b khoản 2 Điều 35 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025. Nghị quyết 198/2025/QH15 áp dụng đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan. Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau: (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của: Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
1. Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm có bắt buộc đăng ký đóng BHXH? Từ 01/7/2025, hộ kinh doanh dạy thêm nói chung và chủ hộ kinh doanh dạy thêm đều thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH). Điều này được quy định tại khoản điểm m khoản 1, khoản 3 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 như sau: Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: m) Chủ hộ kinh doanh của hộ kinh doanh có đăng ký kinh doanh tham gia theo quy định của Chính phủ;
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !