Ngày đăng tin : 26/01/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Xác định kỳ kê khai thuế GTGT, TNCN
1.1. Kê khai thuế GTGT, TNCN theo quý
Người nộp thuế được khai thuế GTGT, TNCN theo quý nếu thuộc 01 trong 02 trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP:
1- Doanh nghiệp đang hoạt động: Có tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề ≤ 50 tỷ đồng.
Trong đó:
- Doanh thu được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch (đủ 12 tháng);
- Nếu doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế tập trung tại trụ sở chính cho các đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh thì doanh thu sẽ bao gồm tổng doanh thu của đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh.
2- Doanh nghiệp mới thành lập.
Theo đó, sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT, TNCN theo kỳ tính thuế tháng/quý.
Lưu ý: Việc khai thuế theo quý được xác định 01 lần kể từ quý đầu tiên phát sinh nghĩa vụ khai thuế và được áp dụng ổn định trong cả năm dương lịch.
1.2. Kê khai thuế GTGT, TNCN theo tháng
Theo điểm a khoản 1 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thuế GTGT, thuế TNCN là loại thuế được kê khai theo tháng nếu không thuộc đối tượng được kê khai theo quý nêu trên.
Tức là, nếu không phải doanh nghiệp mới thành lập hoặc đang hoạt động nhưng có doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của năm trước liền kề từ bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ trên 50 tỷ đồng thì phải khai thuế GTGT, TNCN theo tháng.
2. Chuyển đổi kỳ khai thuế từ tháng sang quý
Doanh nghiệp đang kê khai thuế theo tháng nếu đủ điều kiện khai thuế theo quý và lựa chọn khai thuế theo quý thì thực hiện thủ tục chuyển đổi kỳ khai thuế từ tháng sang quý như sau:
Bước 1: Chuẩn bị Văn bản đề nghị thay đổi kỳ thuế từ tháng sang quý theo mẫu số 01/ĐK-TĐKTT Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Bước 2: Nộp hồ sơ trực tiếp/qua bưu điện/online gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 31/01 của năm bắt đầu khai thuế theo quý.
Trường hợp sau ngày 31/01 của năm đủ điều kiện khai thuế theo quý mà không nộp hồ sơ thay đổi kỳ tính thuế từ tháng sang quý thì phải tiếp tục kê khai theo tháng.
Trường hợp thực hiện chuyển đổi kỳ khai thuế từ tháng sang quý online thì thực hiện như sau:
Truy cập vào trang thuedientu.gdt.gov.vn và đăng nhập bằng tài khoản doanh nghiệp (MST-QL) -> Khai thuế -> Đăng ký tờ khai -> Click Tra cứu -> Chọn Tờ khai thuế GTGT (kê khai theo quý) -> Chọn Đăng ký ngừng tờ khai -> Sau đó đăng ký tờ khai và kê khai theo tháng.
Bước 3: Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định
Cơ quan thuế thông báo chấp nhận/không chấp nhận hồ sơ chậm nhất là 01 ngày làm việc kể từ ngày ghi trên thông báo tiếp nhận hồ sơ.
3. Chuyển đổi kỳ khai thuế từ quý sang tháng
- Nếu doanh nghiệp phát hiện không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục thay đổi kỳ tính thuế nhưng phải thực hiện các quy định sau:
Chuyển sang kê khai thuế theo tháng từ tháng đầu tiên phát hiện;
Nộp bản xác định số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai theo quý theo mẫu số 02/XĐ-PNTT Thông tư 80/2021/TT-BTC để xác định tiền thuế GTGT, TNCN phải nộp tăng thêm, nộp thuế tăng thêm nếu có cùng tiền chậm nộp;
Không phải nộp lại hồ sơ khai thuế theo tháng của các quý trước đó.
- Nếu cơ quan thuế phát hiện doanh nghiệp không đủ điều kiện khai thuế theo quý thì cơ quan thuế phải xác định lại số tiền thuế phải nộp theo tháng tăng thêm so với số đã kê khai và phải tính tiền chậm nộp theo quy định.
Doanh nghiệp thực hiện khai thuế theo tháng kể từ thời điểm nhận được văn bản của cơ quan thuế.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Nội dung này được nêu tại Nghị quyết 218/NQ-CP của Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024. Theo đó, trong tháng 11 và thời gian còn lại của năm 2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội... Đối với nhiệm vụ tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế tại Nghị quyết 218/NQ-CP Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !