Ngày đăng tin : 28/06/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
Bạn là cá nhân kinh doanh online, ngày có hàng trăm hàng nghìn đơn hàng. Cứ nghĩ rằng mình làm cá nhân sướng ghê , thuế không biết mình là ai và mình cũng chả lo nộp thuế.
Nhưng rồi một ngày đẹp trời, bạn bè trong nghề xôn xao về vụ nhận được thông báo truy thu thuế ? Lúc này bạn sẽ vô cùng hoang mang, không biết ông thuế lấy dữ liệu ở đâu, căn cứ nào mà bắt mình đóng thuế. Và mình phải nộp bao nhiêu tiền thuế đây ?
Ở bài này Sanketoan sẽ trả lời cho bạn các câu hỏi sau :
1. Căn cứ tính thuế hay tại sao bạn lại bị truy thu thuế ?
2. Hậu quả khi không kê khai và nộp thuế theo quy định ?
3. Phải làm sao để hoàn thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước bán hàng online ?
Theo TT40/2021, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/ năm trở lên phải kê khai và nộp thuế. Trong đó, quy định nêu rõ bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa theo hình thức trực tuyến.
Như vậy, người bán hàng online có nghĩa vụ nộp thuế khi có tổng doanh thu trên 100 triệu đồng trở lên trong cả năm.
Vậy bạn đang thắc mắc là sao thuế biết được doanh thu của mình là bao nhiêu đúng k ?
1. Với những bạn bán hàng trên các sàn TMĐT, Thuế sẽ lấy dữ liệu từ các sàn.
2. Với những bạn bán hàng trên Facebook, Livetream, Thuế có thể tra từ số tiền ship code ở các đơn vị vận chuyển
3. Với nhiều bạn mà không thuê shipcode thì thuế có thể dựa vào sao kê tài khoản ngân hàng của bạn.
Vậy từ đây từ đây các bạn cũng có thể xác định được mình có phải nộp thuế hay không rồi nhé
Khi mà bạn có doanh thu >100tr, thì không phân biệt bạn có đăng ký kinh doanh hay không, bạn sẽ phải nộp các loại thuế sau:
Loại thuế này ít thôi, và 1 năm chỉ phải nộp 1 lần
Căn cứ tính thuế môn bài
Lưu ý là nộp thuế trên doanh thu bán hàng chứ không phải lợi nhuận từ việc bán hàng nhé.
Hàng tháng/quý, cá nhân tự tổng hợp doanh thu từ bán hàng online trên các hàng thương mại điện tử để điền lên tờ khai và tính các loại thuế tương ứng.
Trên đây là 3 loại thuế mà bạn bắt buộc phải nộp. Còn khi bạn thuộc trường hợp phải nộp thuế mà lại k nộp thì sẽ phát sinh thêm những khoản phạt sau:
- Tiền phạt chậm nộp tính = 0.03% x số ngày chậm nộp
- Phạt chậm nộp tờ khai mức phạt từ 700k đến 5tr tùy vào thời gian chậm nộp
- Vậy những bạn đã bán hàng trên sàn TMĐT nhiều năm mà chưa thực hiện kê khai thuế thì đã tự xác định được mức thuế mình bị truy thu rồi đúng không.
1. Đăng ký thành lập hộ kinh doanh/cá nhân kinh doanh
Bước này các bạn có thể thuê dịch vụ hoặc tự nộp hồ sơ Phòng Tài chính - Kế hoạch thuộc UBND cấp huyện nơi đặt trụ sở kinh doanh hoặc qua cổng dịch vụ công quốc gia
Sau 1-3 ngày làm việc các bạn sẽ nhận được giấy đăng ký kinh doanh
Lứu ý khi đăng ký hộ kinh doanh này sẽ có 3 loại mà bạn được lựa chọn
1.1. Nộp thuế theo pp khoán.
Loại hình này thì bạn sẽ nộp thuế không căn cứ vào tình hình kinh doanh bạn và thuế sẽ chọn ra được một mức doanh thu phù hợp, sau đó sẽ nộp thuế trên mức doanh thu đóvới loại này thì bạn k cần phải thực hiện chế độ kế toán rồi lưu trữ chứng từ sổ sách
1.2. Nộp thuế theo phương pháp kê khai loại này thì sẽ căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Nghĩa là bán hàng ra bao nhiêu thì bạn sẽ nộp thuế trên doanh thu thực tế.
Nhưng loại này yêu cầu bạn phải có kế toán để nộp tờ khai theo từng quý từng tháng ngoài ra yêu cầu bạn phải theo dõi thu chi, xuất hóa đơn đầu ra, theo dõi đầu vào tương tự như 1 doanh nghiệp
Chỉ khác doanh nghiệp là cuối năm bạn không phải nộp BCTC và QTT thôi
1.3. Một loại thứ 3 nữa là theo từng lần phát sinh loại này ít gặp với cá nhân kinh doanh online nên mình không trình bày ở đây.
Hiểu đơn giản là mỗi lần muốn xuất hóa đơn bạn sẽ phải kê khai và tạo đề nghị mua hóa đơn
2. Sau khi nhận được đăng ký kinh doanh, các bạn tiến hành các thủ tục về thuế như sau:
2.1. ĐĂNG KÝ THUẾ
· Hồ sơ chuẩn bị
· Nộp Hồ Sơ
2.2. KHAI THUẾ
Ở bước này tuỳ thuộc xem bạn đăng ký nộp thuế theo phương pháp nào để lựa chọn kỳ khai thuế cho phù hợp nhé
· Thời hạn nộp tờ khai
- Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;
- Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.
- Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nếu nộp thuế theo phương pháp khoán
- Chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh doanh thu có yêu cầu xuất hóa đơn với pp từng lần
· Các bước khai thuế
Bước 1: Bạn truy cập vào trang web https://thuedientu.gdt.gov.vn, sau đó chọn phần “CÁ NHÂN”
Bước 2: Sau khi hệ thống chuyển về website https://canhan.gdt.gov.vn/, bạn chọn phần “Đăng nhập”
- Bước 3: Cá nhân điền mã số thuế và mã xác nhận vào ô
- Bước 4: Tiếp theo, bạn nhập mật khẩu được cung cấp trong tin nhắn điện thoại để truy cập vào hệ thống kê khai thuế điện tử cho hộ kinh doanh => Chọn “Đăng nhập”
- Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công, bạn chọn tab “Kê khai thuế” => Chọn tờ khai “Mẫu 01/CNKD => Chọn hình thức khai (tháng hoặc quý) => Nhấn “Tiếp tục”
- Bước 6: Khi màn hình hiển thị thông tin tờ khai 01/CNKD, bạn chọn “HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai” => Kê khai đầy đủ thông tin
Lựa chọn “HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai” Lựa chọn “HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai”
- Bước 7: Bạn thực hiện theo thứ tự: Chọn 01-2/BK – HĐKD => Chọn “Tiếp tục” => Chọn “Chấp nhận”
Chú ý: Nếu màn hình không hiển thị Mẫu 01-2/BK- HĐKD để bạn lựa chọn, nhấn vào “Tùy chọn” thêm phụ lục.
- Bước 8: Sau khi màn hình sẽ hiển thị thông tin chi tiết về bảng kê hoạt động kinh doanh, bạn nhấn vào tùy chọn “Hoàn thành tờ khai”.
- Bước 9: Khi mọi thông tin đã chính xác, bạn chọn “Nộp tờ khai” => Nhấn “Tiếp tục”
Lưu ý: Nếu màn hình yêu cầu đính kèm tài liệu, bạn chọn bỏ qua và nhấn Tiếp tục.
- Bước 10: Bạn nhập mã OTP do Hệ thống ứng dụng của Tổng cục Thuế gửi => Nhấn “Tiếp tục” => Màn hình sẽ hiển thị thông báo “Nộp tờ khai thành công”.
2.3. NỘP THUẾ
- C1: Nộp Thuế Qua Ngân Hàng có liên kết với kho bạc nhà nước
- C2: Truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế: thuedientu.gdt.gov.vn
- C3: Nộp thuế trên ứng dụng Etax mobile
· Thời hạn nộp thuế
- Thời hạn là ngày cuối cùng phải nộp tờ khai báo thuế cho từng tháng, quý và quyết toán thuế
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !