Ngày đăng tin : 20/03/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Khái niệm bút toán là gì?
Bút toán là thuật ngữ kế toán thể hiện quá trình ghi nhận giao dịch kinh tế, tài chính đã phát sinh vào sổ sách kế toán.
Một bút toán gồm các định khoản nợ và định khoản có. Trong đó, quy tắc ghi bút toán là định khoản nợ luôn được ghi trước định khoản có. Định khoản nợ, có phản ánh sự tăng/giảm của một tài khoản kế toán.
Bút toán được gọi là cân đối khi tổng giá trị giữa định khoản nợ và định khoản có bằng nhau.
Các bút toán có thể ghi nhận các hạng mục duy nhất hoặc các hạng mục được lặp đi lặp lại như khấu hao vốn hay khấu hao tài sản cố định.
Ví dụ về bút toán:
Ngày 01/01/2022 Doanh nghiệp A mua hàng của công ty B là 150 triệu và thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, thuế VAT 10% –> 15 triệu., tại công ty B kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 112: 165 triệu
Có TK 333: 15 triệu
Có TK 511: 150 triệu
2. Hướng dẫn cách ghi chép bút toán
Bút toán có thể được ghi vào file excel hoặc ghi chép vào phần mềm, cụ thể:
Trường hợp nếu ghi vào file excel: Kế toán doanh nghiệp phải ghi định khoản nợ vào bút toán đầu tiên, tiếp theo đó là định khoản có.
Trường hợp ghi chép bằng phần mềm: Đối với phần mềm kế toán, các bút toán sẽ được nhập vào các module khác nhau của phần mềm như phải thu hoặc phải trả, tức là các sổ phụ và sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến sổ cái.
3. Các loại bút toán cơ bản, kế toán doanh nghiệp cần nắm vững
Có 3 loại bút toán cơ bản kế toán doanh nghiệp cần biết, bao gồm: bút toán điều chỉnh, bút toán kết chuyển, bút toán khóa sổ.
3.1. Bút toán điều chỉnh
Bút toán điều chỉnh là quá trình thực hiện những điều chỉnh các số liệu thống kê kế toán vào mỗi cuối kỳ kế toán nhằm đảm bảo kết quả đo lường chính xác về tình hình doanh thu cũng như khoản chi phí doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Bút toán điều chỉnh bao gồm 5 loại sau:
Bút toán điều chỉnh khấu hao tài sản cố định
Bút toán điều chỉnh khấu hao tài sản cố định được thực hiện chủ yếu để điều chỉnh phân bổ giá gốc của tài sản đó vào chi phí. Với loại bút toán này, doanh nghiệp được tự lựa chọn phương pháp.
Bút toán điều chỉnh doanh thu nhận trước
Bút toán điều chỉnh doanh thu nhận trước đảm nhận nhiệm vụ điều chỉnh doanh thu từ việc đã nhận trước của khách hàng từ các khoản tiền cọc để thực hiện cam kết bán hàng hay cung cấp dịch vụ cho khách hàng và dẫn đến việc phát sinh khoản nợ phải trả.
Bút toán điều chỉnh doanh thu chưa thực hiện
Đây là loại bút toán thực hiện điều chỉnh các khoản thu của doanh nghiệp đã phát sinh nhưng chưa thu được tiền và xử lý với các khoản nợ cần phải thu.
Bút toán điều chỉnh các loại chi phí trả trước
Bút toán này thực hiện điều chỉnh các khoản chi phí đã được chi trả như tiền đóng bảo hiểm, tiền thuê mặt bằng hay các chi phí đầu tư cho quảng cáo… Các khoản chi phí này sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Bút toán điều chỉnh những loại chi phí thanh toán trước
Bút toán thực hiện điều chỉnh những khoản chi phí phát sinh ra nhưng chưa được khách hàng chi trả, xử lý thanh toán và các khoản nợ phải trả như chi phí tiền lương hàng tháng cho nhân viên, chi phí phải trả cho các dịch vụ đã sử dụng nhưng chưa thanh toán.
3.2. Bút toán kết chuyển
Bút toán kết chuyển là việc chuyển những tài khoản kế toán loại 5, loại 6, loại 7, loại 8 và các tài khoản kế toán loại 9 để xác định rõ ràng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bút toán kết chuyển thường được thực hiện vào thời điểm cuối kỳ kế toán với các định mức thời gian như kết chuyển theo tháng, kết chuyển theo quý hoặc kết chuyển theo năm.
Một số bút toán cần thực hiện trong bút toán kết chuyển cuối kỳ, bao gồm:
Chuyển các khoản giảm trừ doanh thu vào tài khoản doanh thu, kết chuyển từ bên “Có” các tài khoản doanh thu thuộc các loại tài khoản 511, tài khoản 512, tài khoản 515 hay một số các khoản thu nhập khác (ký hiệu là tài khoản 711) vào bên trong tài khoản “Nợ” để giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh với tài khoản 911.
Kết chuyển từ bên “Nợ” của các tài khoản chi phí như tài khoản 632, tài khoản 635, tài khoản 641, tài khoản 642, tài khoản 811, tài khoản 821 đưa vào trong tài khoản định khoản “Có” nhằm xác định kết quả kinh doanh tài khoản 911.
Thực hiện loại bỏ các khoản chi phí không hợp lý và cộng vào trong mục thu nhập tính thuế để xác định số thế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp cần phải nộp.
3.3. Bút toán khóa sổ
Bút toán khóa sổ là những loại bút toán đảm nhiệm việc ghi lại những thông tin số liệu thống kê kế toán đầy đủ và chính xác. Loại bút này thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán để làm căn cứ cho bản báo cáo tình hình tài chính doanh nghiệp.
Các bút toán khóa sổ bao gồm:
Thực hiện việc phân bổ các khoản chi dài hạn, các khoản chi ngắn hạn và trích khấu hao tài sản cố định
Tập hợp các khoản chi phí phát sinh của doanh nghiệp và tính giá thành cho từng sản phẩm.
Thực hiện kiểm kê số lượng và tình hình chất lượng các loại tài sản cố định, số lượng hàng tồn kho, quỹ tiền mặt hiện có trong doanh nghiệp và đối chiếu các số liệu này với sổ phụ ngân hàng để đưa ra phương án xử lý chênh lệch thiếu hoặc thừa
Liệt kê các chi phí được trích trước trong quá trình phát sinh ở trong năm của doanh nghiệp nhưng chưa có các hóa đơn chứng từ đầy đủ.
Đối chiếu sự chênh lệch với các khoản công nợ, trường hợp nếu phát sinh sự chênh lệch thì cần có biện pháp điều chỉnh kịp thời và khấu trừ khoản công nợ đó.
Lập dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng đầu tư tài chính – hoàn nhập dự phòng, dự phòng hàng tồn kho.
Sau khi thực hiện bút toán khóa sổ, các số liệu thống kê trong bản kế toán này sẽ được sử dụng làm căn cứ để doanh nghiệp bắt đầu quá trình lập báo cáo tài chính
Đáp ứng đầy đủ nghiệp vụ kế toán của doanh nghiệp mọi lĩnh vực
Tự động nhập liệu: Tự động nhập liệu chứng từ từ: Hóa đơn, Bill bán hàng, Bảng kê ngân hàng… giúp rút ngắn thời gian nhập liệu, tránh sai sót.
Tự động hóa việc lập báo cáo: Tự động tổng hợp số liệu lên báo cáo thuế, báo cáo tài chính và các sổ sách giúp doanh nghiệp nộp báo cáo kịp thời, chính xác.
Cảnh báo thông minh: Nhắc nhở hạn kê khai, nộp thuế; Tồn kho vật tư, hàng hóa; Thu hồi nợ, thanh toán hóa đơn; Tình trạng hoạt động của KH/NCC…
Kết nối với Cơ quan Thuế; hệ thống quản trị bán hàng, nhân sự; hơn 100 đối tác giúp đồng bộ dữ liệu, giảm thiểu thời gian nhập liệu chồng chéo
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Hóa đơn thương mại điện tử là gì? Hóa đơn thương mại điện tử được lập khi nào? Khoản 2a Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, bổ sung bởi Nghị định 70/2025/NĐ-CP giải thích về hóa đơn thương mại điện tử như sau: Hóa đơn thương mại điện tử là hóa đơn áp dụng đối với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân (người xuất khẩu) có hoạt động xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài mà người xuất khẩu đáp ứng điều kiện chuyển dữ liệu hóa đơn thương mại bằng phương thức điện tử đến cơ quan thuế. Hóa đơn thương mại điện tử đáp ứng quy định về nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này và quy định về định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Định nghĩa "Kinh doanh bát động sản" là gì? Theo Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có quy định như sau: “1. Kinh doanh bất động sản là hoạt động nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận thông qua việc bỏ vốn để tạo lập nhà ở, công trình xây dựng, quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản để bán, chuyển nhượng; cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua nhà ở, công trình xây dựng; cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật trong dự án bất động sản; chuyển nhượng dự án bất động sản; kinh doanh dịch vụ bất động sản.” 1. Điều kiện kinh doanh bất động sản mới nhất Điều kiện để cá nhân, tổ chức được phép kinh doanh bất động sản được nêu tại Điều 9 Luật Kinh doanh bất động sản 2023 gồm:
Hộ kinh doanh nào bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ 01/6/2025? Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, hộ kinh doanh bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế từ ngày 01/6/2025 trong trường các hợp: Có mức doanh thu hằng năm từ 01 tỷ đồng trở lên; Có sử dụng máy tính tiền (theo khoản 2 Điều 90 Luật Quản lý thuế); Có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai và các trường hợp xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (theo khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế). Hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
1. Sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí có mã của cơ quan thuế Bước 1: Truy cập Cổng thông tin điện tử của Cục Thuế: https://hoadondientu.gdt.gov.vn/ Bước 2: Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí Đăng nhập bằng mã số thuế của hộ kinh doanh. Điền đầy đủ thông tin theo mẫu đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử miễn phí. Ký số hoặc ký điện tử theo hướng dẫn (nếu có).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !