Ngày đăng tin : 10/11/2022
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Hạn chót báo cáo tình hình thay đổi lao động cuối năm
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động của doanh nghiệp như sau:
2. Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Theo đó, mỗi năm doanh nghiệp sẽ phải báo cáo tình hình thay đổi lao động 02 lần. Trong đó hạn chót để doanh nghiệp nộp báo cáo lao động cuối năm là trước ngày 05/12 của năm dương lịch.
Doanh nghiệp nào cũng phải hiện cáo cáo tình hình lao động theo đúng quy định, nếu không báo cáo hoặc để quá thời hạn quy định mới nộp báo cáo lao động cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
c) Không báo cáo tình hình thay đổi về lao động theo quy định;
Theo đó, nếu người sử dụng lao động vi phạm là cá nhân thì sẽ bị phạt từ 05 - 10 triệu đồng, còn trường hợp người sử dụng lao động là tổ chức vi phạm thì bị phạt gấp đôi với số tiền từ 10 - 20 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
2. Hướng dẫn 3 cách báo cáo tình hình lao động cuối năm
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể thực hiện báo cáo tình hình thay đổi lao động cuối năm đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia hoặc gửi trực tiếp bản giấy báo cáo này đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện. Cụ thể:
Cách 1: Báo cáo cáo online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Doanh nghiệp đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để thực hiện thủ tục liên thông đăng ký điều chỉnh đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN và báo cáo tình hình sử dụng lao động.
Sau khi đăng ký thành công, định kỳ 06 tháng và hằng năm, Cổng Dịch vụ công quốc gia sẽ tự động lấy dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của cơ quan BHXH gửi sang Sở Lao động Thương binh và Xã hội mà doanh nghiệp đã đăng ký là cơ quan nhận báo cáo. Từ lần sau, doanh nghiệp sẽ không cần phải lập và gửi báo cáo định kỳ theo quy định nữa.
Cùng với đó, doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
Cách 2: Nộp hồ sơ giấy cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Cùng với đó, doanh nghiệp cũng phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
Cách 3: Nộp báo báo lao động qua email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Cách này không được quy định tại Nghị định 145/2020/NĐ-CP, nhưng thực tế, có một số tỉnh thành còn cho phép doanh nghiệp nộp báo báo lao động qua email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Với cách này, doanh nghiệp cũng phải thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện và báo cáo cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu kinh tế (nếu người lao động làm việc trong khu công nghiệp, khu kinh tế).
3. Hồ sơ báo báo cáo tình hình lao động cuối năm
Tùy vào mỗi cách báo cáo nêu trên mà doanh nghiệp sẽ cần chuẩn bị những giấy tờ nhất định. Cụ thể:
Cách 1: Báo cáo cáo online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
Doanh nghiệp khai trực tiếp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia mà không cần nộp file hay giấy tờ gì kèm theo.
Cách 2: Nộp hồ sơ giấy cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
Hồ sơ chỉ bao gồm: Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp chỉ cần in và điền mẫu này, ký đóng dấu và gửi cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Cách 3: Nộp báo báo lao động của email của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Hồ sơ chỉ bao gồm: Bản san mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP đã được điền đầy đủ thông tin, ký, đóng dấu của doanh nghiệp.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp là gì? Luật Doanh nghiệp năm 2020 được sửa đổi, bổ sung năm 2025 đã bổ sung, quy định cụ thể về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp tại khoản 35 Điều 4 như sau: 35. “Chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp có tư cách pháp nhân (sau đây gọi là chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp) là cá nhân có quyền sở hữu trên thực tế vốn điều lệ hoặc có quyền chi phối đối với doanh nghiệp đó, trừ trường hợp người đại diện chủ sở hữu trực tiếp tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo quy định của pháp luật về quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp.” Theo quy định trên, chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được hiểu là một trong những trường hợp sau:
1. Điều kiện được thanh toán trực tiếp khi tự mua thuốc Theo Điều 58 của Nghị định 188/2025/NĐ-CP, người bệnh được thanh toán trực tiếp khi tự mua trong các trường hợp sau: - Thuốc thuộc Danh mục thuốc hiếm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành. - Thiết bị y tế loại C hoặc D, trừ thiết bị chẩn đoán in vitro, thiết bị y tế đặc thù cá nhân, thiết bị thuộc danh mục thiết bị được phép mua bán như hàng hóa thông thường theo quy định tại Nghị định 98/2021/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 07/2023/NĐ-CP và Nghị định 04/2025/NĐ-CP). Để được thanh toán, người bệnh phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 59 Nghị định 188/2025/NĐ-CP, cụ thể như sau: - Tại thời điểm kê đơn, chỉ định, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không có sẵn thuốc/thiết bị y tế, và không thể thay thế.
1. Quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh Theo quy định tại Điều 82 của Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp hộ kinh doanh do các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập thì các thành viên ủy quyền bằng văn bản cho một thành viên làm người đại diện hộ kinh doanh trong quá trình hoạt động kinh doanh. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Nghị định 168/2025/NĐ-CP, trừ các trường hợp:
Theo đó, tại Điều 3 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2025, số 66/2025/QH15 đã điều chỉnh đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Cụ thể, bổ sung thêm một số đối tượng không chịu thuế, gồm: - Hàng hóa do tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công, thuê gia công trực tiếp xuất khẩu ra nước ngoài; -Hàng hóa đã xuất khẩu ra nước ngoài bị phía nước ngoài trả lại khi nhập khẩu vào đối tượng không chịu thuế;
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !