Ngày đăng tin : 01/05/2024
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Ai phải đăng ký thuế TNCN?
Theo quy định hiện nay, cá nhân có thu nhập thuộc diện phải chịu thuế TNCN (thuế thu nhập cá nhân) ngoại trừ các cá nhân kinh doanh là đối tượng phải thực hiện đăng ký thuế.
Trong trường hợp cá nhân được chi trả thu nhập thì đơn vị chi trả thu nhập cho cá nhân đó có trách nhiệm phải đăng ký thuế thay cho cá nhân.
Bởi theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC thì đối tượng đăng ký thuế gồm có:
- Người nộp thuế thuộc đối tượng phải thực hiện việc đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa liên thông; và
- Người nộp thuế thuộc đối tượng phải thực hiện việc đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế.
Đồng thời, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về người nộp thuế thuộc đối tượng phải thực hiện thủ tục đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế trong đó có:
- Doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực sau: Kế toán, kiểm toán, bảo hiểm, công chứng, luật sư hoặc các lĩnh vực chuyên ngành khác mà không phải đăng ký doanh nghiệp thông qua cơ quan đăng ký kinh doanh; và
- Cá nhân có thu nhập thuộc diện phải chịu thuế TNCN (ngoại trừ các cá nhân kinh doanh).
Tại khoản 3 Điều 33 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 có quy định:
- Tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc tính từ ngày có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế.
- Tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm phải thực hiện việc đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế, thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc tính từ ngày mà người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc đó chưa có mã số thuế.
2. Công ty có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế TNCN không?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 thì tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập làm việc tại đơn vị của mình.
Do đó, Công ty bắt buộc phải đăng ký mã số thuế TNCN cho người lao động có phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại công ty đó.
3. Hồ sơ đăng ký thuế TNCN lần đầu cho người lao động
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ đăng ký thuế TNCN lần đầu cho người lao động gồm có các giấy tờ sau đây:
- Tờ khai thuế hoặc Tờ khai đăng ký thuế;
- Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đối với cá nhân quốc tịch Việt Nam và hộ chiếu đối với cá nhân quốc tịch nước ngoài còn giá trị sử dụng (bản sao).
- Các giấy tờ khác liên quan.
Ngoài ra, căn cứ điểm a khoản 9 Điều 7 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế TNCN lần đầu, theo đó thì cá nhân nộp thuế phải có giấy uỷ quyền cho đơn vị chi trả thu nhập đăng ký thuế.
4. Thời hạn đăng ký thuế TNCN cho người lao động
Theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn đăng ký thuế TNCN cho người lao động lần đầu được quy định như sau:
- Tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm thực hiện việc đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc tính từ ngày có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế.
- Tổ chức và cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm phải thực hiện việc đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế, thời hạn chậm nhất là 10 ngày làm việc tính từ ngày mà người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc đó chưa có mã số thuế.
5. Công ty không đăng ký mã số thuế TNCN cho người lao động có bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế sẽ bị xử phạt, cụ thể mức phạt đối với hành vi không đăng ký mã số thuế TNCN cho người lao động tùy từng trường hợp được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định trừ 01 - 10 ngày và có tình tiết được giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 01 - 02 triệu đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 01 - 30 ngày mà không có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 03 - 06 triệu đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 90 ngày.
- Phạt tiền từ 06 - 10 triệu đồng đối với hành vi đăng ký thuế quá thời hạn theo quy định từ 91 ngày trở lên.
Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký mã số thuế TNCN cho người lao động được tính dựa trên số ngày mà công ty chậm đăng ký, với mức phạt nhẹ nhất là phạt cảnh cáo và mức phạt cao nhất là 10 triệu đồng.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Chứng từ điện tử là gì? Chứng từ là tài liệu phải có trong hoạt động của doanh nghiệp, là các giấy tờ, tài liệu ghi lại nội dung sự kiện giao dịch, một nghiệp vụ nào đó đã được hạch toán và ghi vào sổ kế toán của các doanh nghiệp. Chứng từ điện tử là dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ thuế cấp cho người nộp thuế hoặc dạng dữ liệu điện tử do tổ chức thu thuế, phí, lệ phí cấp cho người nộp bằng phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật phí, lệ phí, pháp luật thuế. Hiện nay chứng từ được giải thích rõ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
Chính phủ đã ban hành Nghị định 82/2025/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2025. Theo Điều 4 Nghị định 82/2025/NĐ-CP, việc gia hạn thời gian nộp thuế giá trị gia tăng áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp, tổ chức có kê khai thuế giá trị gia tăng theo tháng hoặc theo quý, cụ thể như sau: (1) Đối với thuế giá trị gia tăng (trừ thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu): - Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế giá trị gia tăng phát sinh phải nộp trong kỳ tính thuế từ tháng 02 đến tháng 6 năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng) và kỳ tính thuế quý I, quý II năm 2025 (đối với doanh nghiệp kê khai theo quý). - Thời gian gia hạn là 6 tháng đối với thuế giá trị gia tăng phát sinh trong tháng 02, tháng 3 năm 2025 và quý I năm 2025.
Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP đã bổ sung các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Theo đó tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về các trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử. Bên cạnh 07 trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đã được quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, Nghị định bổ sung một số trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau: (1) Tạm ngưng sử dụng hóa đơn điện tử theo văn bản của cơ quan thuế
Được nêu tại Nghị định 70/2025/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Theo đó khoản 8 Điều 1 Nghị định 70/2025/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung tên Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và các quy định về việc sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền. Cụ thể, từ 01/6/2025, 05 trường hợp sau đây sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế: (1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu hàng năm từ 01 tỷ đồng trở lên (theo quy định tại khoản 1 Điều 51, khoản 2 Điều 90, khoản 3 Điều 91 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14). (2) Doanh nghiệp có hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, bao gồm các trung tâm thương mại, siêu thị, bán lẻ (trừ ô tô, mô tô, xe máy, xe có động cơ khác).
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !