Ngày đăng tin : 07/11/2023
Chia sẻ thông tin hữu ích
1. Sửa phạm vi điều chỉnh đối với nhà ở dùng để kinh doanh:
Hiện nay, Thông tư 06/2022/TT-BXD quy định, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh với diện tích sàn dành cho mục đích sản xuất, kinh doanh chiếm trên 30% tổng diện tích sàn thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD.
Từ ngày 01/12/2023, phạm vi điều chỉnh của quy chuẩn phòng cháy, chữa cháy đối với loại nhà kiểu trên sẽ được Thông tư Thông tư 09/2023/TT-BXD sửa đổi thành nhà ở riêng lẻ có kết hợp mục đích sử dụng khác và nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô như sau:
- Cao từ 07 tầng trở lên hoặc có chiều cao phòng cháy chữa cháy (PCCC) từ 25 m trở lên;
- Hoặc có khối tích từ 5 000 m3 trở lên;
- Hoặc có nhiều hơn 01 tầng hầm đến 03 tầng hầm.
Lưu ý: Nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ có kết hợp các mục đích sử dụng khác, nhà ở riêng lẻ được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác có quy mô khác với quy mô đã nêu thì có thể áp dụng các yêu cầu an toàn cháy trong tiêu chuẩn về nhà ở riêng lẻ, các tài liệu chuẩn khác để thiết kế an toàn cháy và tuân thủ các quy định có liên quan.
2. Cho phép sử dụng quy chuẩn nước ngoài, quy chuẩn địa phương
Đây là một sự bổ sung mới đáng chú ý về phòng cháy, chữa cháy nhà và công trình. Theo đó, Quy chuẩn sửa đổi cho phép sử dụng các tài liệu chuẩn của nước ngoài trên cơ sở bảo đảm nguyên tắc quy định tại 1.5 của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD và các quy định pháp luật của Việt Nam về phòng cháy, chữa cháy cùng các quy định về áp dụng tiêu chuẩn của nước ngoài trong hoạt động xây dựng ở Việt Nam.
Thêm vào đó, các địa phương cũng được tự ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương để thay thế, sửa đổi hoặc bổ sung một số quy định tại các phần 3, 4, 5, 6 và các phụ lục của Quy chuẩn QCVN 06:2022/BXD cho phù hợp với điều kiện đặc thù của địa phương, trên cơ sở tuân thủ quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và pháp luật về phòng cháy chữa cháy.
3. Yêu cầu sử dụng vách ngăn cháy loại 1 để ngăn khói
Theo quy định mới, tại tất cả các sàn tầng hầm, ít nhất phải có một lối vào buồng thang bộ thoát nạn đi qua sảnh ngăn khói được ngăn cách với không gian xung quanh bằng vách ngăn cháy loại 1 hoặc giải pháp tương đương khác (hiện nay chỉ yêu cầu sử dụng tường ngăn cháy loại 2).
Các nhà nhóm F1.2, F1.3, F2, F3, F4 có chiều cao PCCC dưới 28m nếu không thể bố trí được lối đi riêng ra bên ngoài mà phải đi qua sảnh chung thì lối vào buồng thang bộ chung từ các tầng hầm phải đi qua khoang đệm với giải pháp bao che giống như khoang đệm ngăn cháy loại 1, và phải có vách ngăn cháy loại 1 ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ.
Điều này sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho con người khi xảy ra sự cố cháy nổ.
4. Khoảng cách giữa 2 lối ra thoát nạn tối thiểu là 7m
Khi nhà có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán. Khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải bảo đảm khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong nhà đó.
Tuy nhiên QCVN 06:2022/BXD chưa quy định về khoảng cách giữa các lối thoát nạn. Để khắc phục điều này, Thông tư 09/2023/TT-BXD đã quy định khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh xa nhất của chúng và phải lớn hơn hoặc bằng 07m.
Trường hợp khoảng cách này nhỏ hơn 07m thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng.
5. Nhà có độ cao PCCC từ 28 đến 50m được dùng thang bộ loại 3 làm lối thoát nạn
Theo quy định hiện hành, các buồng thang bộ loại L1 và cầu thang bộ loại 3 được phép bố trí trong các nhà thuộc tất cả các nhóm nguy hiểm cháy theo công năng có chiều cao PCCC tới 28 m. Đặc biệt, Thông tư 09/2023/TT-BXD còn cho phép sử dụng cầu thang bộ loại 3 làm cầu thang thoát nạn trong các nhà có chiều cao PCCC từ trên 28 m đến 50 m với điều kiện phần thang bộ loại 3 từ trên 28 m phải được bảo vệ chống rơi ngã trên toàn bộ chiều cao các mặt thang hở ra ngoài trời.
6. Điều kiện để bố trí 1 lối thoát nạn với nhà có độ cao PCCC từ trên 21 đến 25m
Đây cũng là một trong những điểm mới về phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình từ 01/12/2023.
Theo đó, Quy chuẩn sửa đổi tại Thông tư 09/2023/TT-BXD cho phép bố trí một lối ra thoát nạn đối với nhà có chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m đáp ứng đồng thời các điều kiện sau đây:
- Diện tích mỗi tầng đang xét ≤ 150 m2;
- Số người lớn nhất trên mỗi tầng ≤ 15 người;
- Không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo các quy định của quy chuẩn này;
- Nhà được bảo vệ bằng hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động;
- Người trong nhà có thể thoát ra ngoài nhà qua lối thoát nạn khẩn cấp (ra ban công, lô gia thoáng, qua cửa sổ và các lối thoát nạn khẩn cấp tương tự) với các thiết bị hỗ trợ thoát nạn (ví dụ thang P1, P2, thang ngoài nhà, thang dây, ống tụt và các thiết bị hỗ trợ thoát nạn khác); hoặc lên được sân thượng thoáng khi có cháy;
- Các lối ra thoát nạn của các gian phòng và từ mỗi tầng phải tuân thủ yêu cầu của quy chuẩn an toàn cháy cho nhà và công trình.
7. Quy định cụ thể trường hợp không cần trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà
Hiện nay, QCVN 06:2022/BXD quy định chung về việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà là phải được thực hiện theo quy định tại TCVN 3890 và tài liệu chuẩn thay thế khác.
Để làm rõ hơn về yêu cầu trang bị cấp nước chữa cháy ngoài trời, Thông tư 09/2023/TT-BXD đã sửa lại quy định trên.
Theo đó, việc trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà phải được thực hiện khi đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật của các khu dân cư, đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp và các khu có đặc điểm tương tự.
Đặc biệt, nếu nằm trong phạm vi phục vụ của các nguồn cấp nước chữa cháy ngoài nhà (bồn, bể, trụ nước chữa cháy ngoài nhà, hồ nước chữa cháy tự nhiên và nhân tạo và các nguồn nước tương tự khác) thì các nhà và công trình không bị yêu cầu bắt buộc phải trang bị cấp nước chữa cháy ngoài nhà.
8. Bổ sung trường hợp cần bố trí ít nhất một họng khô để cấp nước chữa cháy
Theo Quy chuẩn Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD, chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn kích thước sau:
- 1,2m: Đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng.
- 01m: Đối với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng.
- 1,2m: Đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người.
- 0,7m: Đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người (trường hợp này chấp nhận bản thang có thể nhỏ hơn chiều rộng cửa thoát nạn của thang).
- 0,9m: Đối với tất cả các trường hợp còn lại.
Nguồn: Sưu tầm Internet
Podcast tình huống kế toán mới nhất
1. Đối tượng nào phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm? Căn cứ khoản 2 Điều 8 Nghị định 161/2024/NĐ-CP quy định đối tượng phải được huấn luyện an toàn hàng hóa nguy hiểm bao gồm: Điều 8. Tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm ... 2. Đối tượng phải được tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm gồm: người lái xe hoặc người áp tải. Như vậy, từ ngày 01/01/2025, người lái xe hoặc người áp tải sẽ phải tập huấn an toàn hàng hóa nguy hiểm.
Nội dung này được nêu tại Thông tư 45/2024/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp. Tại Điều 1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải công nghiệp - QCVN 19:2024/BTNMT ban hành kèm Thông tư 45/2024/TT-BTNMT quy định phạm vi điều chỉnh: - Quy chuẩn này quy định giá trị giới hạn cho phép của các thông số ô nhiễm trong khí thải công nghiệp khi xả thải ra môi trường không khí. - Quy chuẩn này không áp dụng đối với hoạt động xả khí thải của phương tiện giao thông vận tải.
Cách tính lương hưu đối với người đi xuất khẩu lao động Luật Bảo hiểm xã hội hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội 2014) và Luật Bảo hiểm xã hội 2024 đều quy định người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác). Để có căn cứ pháp lý tính lương hưu cho những lao động thuộc diện đóng BHXH ở cả 02 nước, Luật BHXH năm 2024 đã bổ sung quy định tính cộng gộp thời gian tham gia BHXH cả ở Việt Nam và nước ngoài cho người lao động tại khoản 4 Điều 66. Theo đó: 4. Việc tính mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên nhưng có thời gian đóng bảo hiểm xã hội ở Việt Nam dưới 15 năm thì mỗi năm đóng trong thời gian này được tính bằng 2,25% mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 72 của Luật này.
1. Phải có giấy phép xây dựng trước khi khởi công Khoản 2 Điều 107 Luật Xây dựng 2014 và khoản 39 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định việc khởi công xây dựng công trình phải bảo đảm các điều kiện sau: (1) Có mặt bằng xây dựng để bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây dựng. (2) Có giấy phép xây dựng đối với công trình không được miễn giấy phép xây dựng. (3) Có thiết kế bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình khởi công đã được phê duyệt. (4) Chủ đầu tư đã ký kết hợp đồng với nhà thầu thực hiện các hoạt động xây dựng liên quan đến công trình được khởi công theo quy định của phập luật. (5) Có biện pháp bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường trong quá trình thi công xây dựng.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !