Ngày đăng tin : 29/10/2021
Chia sẻ thông tin hữu ích
Thuế tiêu thụ đặc biệt là loại thuế tiêu dùng và chỉ đánh vào 1 giai đoạn duy nhất. Người sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc kinh doanh dịch vụ phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán ra. Tuy nhiên một số trường hợp người nộp thuế được hoàn lại số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp khi nhập khẩu hoặc đã trả khi mua nguyên liệu của cơ sở sản xuất trong nước.
Văn bản pháp lý về các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt được hướng dẫn tại: Điều 7 Thông tư 195/2015/TT-BTC.
5 trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
Sau đây là chi tiết các trường hợp được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt.
1. Trường hợp hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu.
Hàng tạm nhập, tái xuất được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt. Bao gồm:
– Hàng hoá nhập khẩu đang còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu (đã nộp thuế TTĐB), đồng thời hàng hóa này đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài.
– Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để:
+ Giao, bán cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam.
+ Để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam.
+ Để bán cho các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế.
– Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, phục vụ công việc khác đã nộp thuế TTĐB (được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi tái xuất khẩu).
– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng nhập khẩu ít hơn so với thực tế, hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB.
– Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa đã được cơ quan hải quan kiểm tra và xác nhận đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài.
– Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt khi được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài.
– Hoàn thuế TTĐB khi tái xuất khẩu đối với hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất.
– Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài.
2. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu.
Số thuế tiêu thụ đặc biệt được hoàn lại được xác định là số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu.
3. Hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nộp thừa trong trường hợp quyết toán thuế.
Quyết toán thuế trong các trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước.
4. Người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt trong một số trường hợp khác như sau.
– Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
5. Người nộp thuế được hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt nếu có số tiền thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số tiền thuế TTĐB phải nộp theo quy định.
Podcast tình huống kế toán mới nhất
Tổng cục Thuế hướng dẫn về hoàn thuế giá trị gia tăng hàng xuất khẩu tại Công văn 5025/TCT-KK ban hành ngày 06/11/2024. Tổng cục Thuế hướng dẫn giải quyết hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng xuất khẩu, giải quyết vướng mắc trong quá trình phân loại hồ sơ hoàn thuế GTGT như sau: Căn cứ pháp lý: Căn cứ quy định tại Điều 73, khoản 1 Điều 75, Điều 77 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019; Căn cứ quy định tại Điều 28 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính quy định quy định về hồ sơ hoàn thuế GTGT;
8 trường hợp thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Ngân hàng Nhà nước xem xét thực hiện thu hồi Giấy phép trong một số trường hợp nhất định. Điều 27 Nghị định 52/2024/NĐ-CP đã quy định trách 08 trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể: Trường hợp 1: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán bị giải thể hoặc phá sản theo quy định của pháp luật sẽ bị thu hồi Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán Trường hợp 2: Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán đề nghị thu hồi
1. Bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì? Trước khi tìm hiểu bản thể hiện của hóa đơn điện tử có giá trị pháp lý không thì bạn đọc cần hiểu hóa đơn điện tử và bản thể hiện của hóa đơn điện tử là gì. Khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có định nghĩa về hóa đơn điện tử như sau:
Nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động là trách nhiệm bắt đối với mỗi doanh nghiệp. Nếu trễ hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính theo quy định của pháp luật. Thời hạn nộp báo cáo tình hình sử dụng lao động Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, sửa đổi bởi Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định về thời hạn khai trình sử dụng lao động, định kỳ báo cáo tình hình thay đổi về lao động được quy định như sau: Định kỳ 06 tháng (trước ngày 05 tháng 6) và hằng năm (trước ngày 05 tháng 12), người sử dụng lao động phải báo cáo tình hình thay đổi lao động đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua cổng Dịch vụ công Quốc gia theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này và thông báo đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện.
Để tuyển dụng hoặc tìm việc hiệu quả . Vui lòng ĐĂNG KÝ TÀI KHOẢN hoặc ĐĂNG KÝ TƯ VẤN để được hỗ trợ ngay !