1. Thủ tục nhận bảo hiểm xã hội 1 lần
Bước 1: Nộp trực tiếp hồ sơ cho cơ quan BHXH huyện/tỉnh hoặc thông qua dịch vụ bưu chính.
Nếu nộp theo phương thức giao dịch điện tử thì đăng ký nhận mã xác thực và gửi hồ sơ điện tử đến Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua Tổ chức I-VAN. Trường hợp chưa chuyển hồ sơ giấy sang định dạng điện tử thì gửi hồ sơ giấy cho cơ quan BHXH qua dịch vụ bưu chính.
Bước 2: Cơ quan BHXH huyện/tỉnh tiếp nhận hồ sơ.
- Đối chiếu bản chính với các giấy tờ là bản sao không có chứng thực và trả lại bản chính cho người lao động.
- Tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết cho người lao động.
Bước 3: Người lao động trực tiếp nhận kết quả giải quyết.
Trường hợp không đến nhận trực tiếp thì người đến nhận thay phải có Giấy ủy quyền (Mẫu số 13-HSB) hoặc bản chính Hợp đồng ủy quyền.
Trong suốt quá trình làm thủ tục cho đến khi nhận được tiền, người lao động không phải mất bất cứ khoản lệ phí nào.
2. Những lỗi hay mắc phải khi kê khai đơn đề nghị hưởng BHXH một lần
Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần là một mẫu đơn không quá phức tạp, nhưng vẫn có nhiều trường hợp viết sai mẫu đơn này. Thậm chí dù đã tham khảo, nhận tư vấn qua nhiều nguồn mà người lao động vẫn không thể tự mình hoàn thiện mẫu đơn này. Khi tiến hành kê khai mẫu đơn hưởng BHXH một lần thì người lao động thường gặp một số khó khăn như sau:
-
Sử dụng sai mẫu đơn;
-
Tự điền thông tin không chính xác dẫn đến mất thời gian đính chính thông tin.
-
Đơn sai hình thức, không đúng quy định pháp luật dẫn đến việc cơ quan bảo hiểm không nhận hồ sơ;
-
Nộp hồ sơ không đúng nơi quy định
-
Thời gian xử lý hồ sơ là bao lâu?
-
Có mất phí hay không?
-
Khi bị từ chối giải quyết, từ chối nhận hồ sơ thì cần phải làm gì?
3. Cách viết Đơn đề nghị hưởng trợ cấp BHXH một lần
(1) Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng
(2) Ghi số điện thoại. Trường hợp người lao động không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó
(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền
(4) Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là .... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền
(5) Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin
(6) Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình
(7) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết, ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân
(8) Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ
(9) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp
Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH, nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản
(10) Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu nhận BHXH một lần thì ghi rõ: Tôi cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc hoặc trong thời gian 12 tháng kể từ ngày dừng đóng BHXH tự nguyện tôi không tiếp tục đóng BHXH và chịu trách nhiệm về nội dung cam kết
Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời hạn quy định thì nêu rõ lý do nộp chậm.
Podcast tình huống kế toán mới nhất