1. Hàng ngày
- Thu thập và xử lý hóa đơn, chứng từ
- Theo dõi, kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chỉnh sửa khi có sai lệch phát sinh
- Thực hiện nộp thuế, lệ phí hải quan đúng hạn
-Hạch toán thuế vào sổ kế toán thuế
- Sắp xếp và lưu trữ hóa đơn, chứng từ đảm bảo tính khoa học, dễ tìm.
- Hoàn thiện các hợp đồng khi phát sinh
- Xuất hoá đơn cho khách hàng
2. Công việc tháng
- Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và các loại thuế khác.
- Tính thuế phát sinh trong tháng.
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng có liên quan đến thuế.
- Hạch toán phân bổ công cụ, dụng cụ và trích hao tài sản cố định
- Cân đối, điều chỉnh các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán để tránh dồn việc vào cuối năm.
3. Công việc năm
- Kê khai và nộp thuế môn bài đầu năm
- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12 của năm tài chính gồm: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận; Các khoản thuế phải nộp; Các khoản tạm ứng, ứng trước của tháng; Các khoản thu nhập khác, chi phí khác
- In sổ sách phục vụ cho quyết toán thuế, thanh tra của kiểm soát viên. Những sổ sách này bao gồm: Sổ quỹ tiền mặt; Sổ cái các tài khoản; Sổ tiền gửi ngân hàng; Sổ chi tiết các tài khoản; Bảng trích khấu hao tài sản cố định; Phiếu thu, chi
-Lập báo cáo tài chính năm bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính
- Lập quyết toán thuế năm gồm: quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân của năm, quyết toán thuế giá trị gia tăng-Kiểm kê tài sản, công cụ, dụng cụ, hàng hóa,...của doanh nghiệp tại thời điểm 31/12 của năm tài chính