- Thu thập chứng từ, hóa đơn của doanh nghiệp phát sinh để thực hiện hạch toán, kê khai - Kiểm tra chứng từ, hóa đơn liệu đã hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và đúng quy định chưa để xử lý kịp thời nếu có sai sót. - Thực hiện thu thập thông tin các khoản tiền chi, tiền gửi, tiền thu vào sổ quỹ có liên quan tới những hoạt động của doanh nghiệp. - Kiểm tra và đối chiếu các số liệu của các phòng ban từ chi tiết tới các dữ liệu tổng hợp lớn - Kiểm tra định khoản, so sánh bảng cân đối kế toán, số dư cuối kỳ sao cho các số liệu được tính toán đúng đắn và khớp với những gì báo cáo đã nêu - Tính lương, hoa hồng và các khoản trích theo lương, bảo hiểm - Hạch toán các tài khoản kế toán như doanh thu, chi phí, phân bổ chi phí, khấu hao, TSCĐ, công nợ, nghiệp vụ khác, thuế GTGT, … Lập báo cáo thuế hàng tháng, quyết toán hàng năm. - Theo dõi công nợ của doanh nghiệp. Xác định và đề xuất dự phòng hoặc xử lý công nợ phải thu khó đòi của doanh nghiệp. - Lập báo cáo tài chính định kỳ (theo tháng, quý, năm) và các báo cáo giải trình chi tiết - Hướng dẫn xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán cho nhân sự của phòng kế toán - Giải trình số liệu và cung cấp số liệu cho cơ quan thuế, kiểm toán, thanh tra kiểm tra theo yêu cầu - Tổng hợp, thống kê các số liệu kế toán khi có yêu cầu đối soát hoặc các yêu cầu khác của cấp trên - Lưu trữ dữ liệu kế toán trong kho dữ liệu của doanh nghiệp để tiện truy xuất, tra cứu.