Lưu ý gì khi lập hợp đồng ủy quyền bán nhà đất?
Có thể thấy hình thức và nội dung của hợp đồng ủy quyền không quá phức tạp, tuy nhiên để hạn chế tối đa rủi ro và tranh chấp phát sinh, hợp đồng ủy quyền bán nhà cần đảm bảo đầy đủ thông tin và chuẩn pháp lý.
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi soạn hợp đồng ủy quyền bán nhà.
- Tên hợp đồng.
-
Nếu chỉ có đất thì ghi là hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
-
Nếu chỉ có nhà ở thì ghi là hợp đồng ủy quyền bán nhà ở.
Ngoài những điều khoản theo hợp đồng trên thì các bên được phép thỏa thuận thêm các điều khoản khác với điều kiện không trái pháp luật, đạo đức xã hội.
- Giấy tờ mà bên ủy quyền phải cung cấp cho bên được ủy quyền.
Ngoài Giấy chứng nhận thì để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng chuyển nhượng thì bên ủy quyền phải cung cấp cho bên được ủy quyền giấy tờ tùy thân (chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân), sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn (nếu kết hôn) hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân nếu chưa kết hôn.
- Hợp đồng ủy quyền không bắt buộc công chứng.
Bộ luật Dân sự 2015 và Luật Công chứng 2014 không có quy định bắt buộc phải công chứng nhưng để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên và tránh xảy ra tranh chấp nên công chứng hợp đồng ủy quyền.
- Đơn phương chấm dứt ủy quyền.
Căn cứ Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015, việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền được thực hiện như sau:
-
Trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được ủy quyền một thời gian hợp lý.
Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt.
-
Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.
Podcast tình huống kế toán mới nhất